27.1
Kể tên các loại mô và cơ quan của thực vật và động vật.
Dựa vào kiến thức mô và cơ quan
- Các loại mô của thực vật: mô biểu bì, mô dẫn, mô mềm, mô tiết, mô giậu,...
- Các cơ quan của thực vật: rễ, thân, lá, hoa,...
- Các mô của động vật: mô biểu bì, mô cơ, mô thần kinh, mô liên kết,...
- Các cơ quan của động vật: mắt, mũi, tim, phổi, thận, gan, dạ dày, ruột non,…
27.2
Hãy vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp ở cây.
Mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp
Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp ở cây:
27.3
Phân tích con đường vận chuyển các chất trong cây.
Lý thuyết con đường vận chuyển các chất trong cây.
- Con đường vận chuyển nước và các chất khoáng: nước, các chất khoáng từ đất → lông hút → mạch gỗ ở rễ → mạch gỗ ở thân, cành → lá → thoát ra ngoài môi trường.
- Con đường vận chuyển chất hữu cơ: mô giậu ở lá → mạch rây ở lá → mạch rây ở thân, cành → các tế bào của thân, cành → các tế bào ở rễ.
27.4
Phân tích mối quan hệ giữa các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ở động vật.
Các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ở động vật bao gồm: tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết.
- Các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ở động vật bao gồm: tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết.
- Mối quan hệ:
+ Cơ quan tiêu hoá: lấy thức ăn từ môi trường ngoài, biến đổi thành chất đơn giản và cung cấp cho quá trình trao đổi chất thông qua cơ quan tuần hoàn; đồng thời thải các chất cặn bã tiêu hoá ra môi trường ngoài.
+ Cơ quan hô hấp: lấy O2 từ môi trường ngoài, qua trao đổi khí ở phổi, chuyển oxygen vào máu; đồng thời nhận CO2 từ hệ tuần hoàn và chuyển ra môi trường ngoài.
+ Cơ quan tuần hoàn: nhận chất dinh dưỡng từ cơ quan tiêu hoá và O2 từ cơ quan hô hấp, vận chuyển đến tế bào để thực hiện quá trình trao đổi chất (đồng hoá và dị hoá); đồng thời vận chuyển CO2 từ tế bào đến cơ quan hô hấp, vận chuyển chất thải đến cơ quan bài tiết.
+ Cơ quan bài tiết: lọc các chất thải của quá trình trao đổi chất và chuyển ra môi trường ngoài.
27.5
Liệt kê các quá trình sinh lý của cơ thể động vật. Lấy ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa các quá trình sinh lý đó.
Các quá trình sinh lý trong cơ thể động vật: quá trình hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn, bài tiết, cân bằng nội môi, cảm ứng, sinh trưởng, phát triển, sinh sản.
- Các quá trình sinh lý trong cơ thể động vật: quá trình hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn, bài tiết, cân bằng nội môi, cảm ứng, sinh trưởng, phát triển, sinh sản.
- Ví dụ:
+ Thức ăn qua quá trình tiêu hoá tạo thành chất hữu cơ đơn giản, đi vào máu, nhờ quá trình tuần hoàn, các chất hữu cơ này đi vào tế bào, tham gia vào quá trình đồng hoá tạo thành các chất hữu cơ phức tạp, tạo nguyên liệu xây dựng cơ thể và tham gia vào quá trình dị hoá để tạo năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.
+ Khi hợp tử vừa hình thành, nhờ quá trình sinh trưởng làm cho số lượng tế bào tăng lên, nhờ quá trình phát triển mà phân hoá thành các mô, cơ quan và phát sinh hình thái.
27.6
Phân biệt quá trình tiêu hoá và đồng hoá, dị hoá.
Lý thuyết đồng hóa, dị hóa
Advertisements (Quảng cáo) Yếu tố phân biệt |
Tiêu hoá |
Đồng hoá |
Dị hoá |
Vị trí diễn ra |
Trong ống tiêu hoá. |
Trong tế bào chất của tế bào. |
Trong ti thể của tế bào. |
Nguyên liệu |
Chất hữu cơ phức tạp từ thức ăn. |
Chất hữu cơ đơn giản từ quá trình tiêu hoá. |
Chất hữu cơ phức tạp là sản phẩm của đồng hoá. |
Quá trình |
Phân cắt cơ học, phân giải (hoá học) các chất hữu cơ phức tạp thành chất hữu cơ đơn giản. |
Tổng hợp các chất hữu cơ đơn giản thành các chất hữu cơ phức tạp đặc trưng cho cơ thể và tích lũy năng lượng. |
Phân giải và oxi hoá các chất hữu cơ phức tạp thành CO2, H2O và giải p |
27.7
Quan sát sơ đồ sau và điền tên các quá trình vào các ô trống.
Quan sát sơ đồ trên.
(1) Quá trình sinh trưởng, phát triển
(2) Quá trình sinh trưởng, phát triển
(3) Vận chuyển các chất trong cây
(4) Quang hợp
(5) Hô hấp
(6) Thoát hơi nước
(7) Quá trình sinh sản
27.8
Vì sao bón phân và tưới nước hợp lý thì cây trồng cho sản lượng cao và sản phẩm đạt chất lượng tốt
Bón phân và tưới nước hợp lý thì cây trồng cho sản lượng cao và sản phẩm đạt chất lượng tốt
Bón phân và tưới nước hợp lý thì cây trồng cho sản lượng cao và sản phẩm đạt chất lượng tốt vì cây trồng được cung cấp đủ nước và các chất khoáng phù hợp nên quá trình quang hợp tối ưu, cây trồng cho sản lượng cao và sản phẩm đạt chất lượng tốt.
27.9
Khi thời gian chiếu sáng tăng và cường độ ánh sáng phù hợp thì khả năng quang hợp của cây trồng sẽ tăng lên, do đó sản lượng thu được nhiều hơn. Em hãy nêu các biện pháp để gia tăng sản lượng nông nghiệp bằng cách thay đổi thời lượng chiếu sáng trong khả năng tự điều chỉnh của cây trồng.
Khi thời gian chiếu sáng tăng và cường độ ánh sáng phù hợp thì khả năng quang hợp của cây trồng sẽ tăng lên, do đó sản lượng thu được nhiều hơn.
Các biện pháp để gia tăng sản lượng nông nghiệp bằng cách thay đổi thời lượng chiếu sáng trong khả năng tự điều chỉnh của cây trồng: chiếu đèn vào ban đêm (cây thanh long); trồng cây vào thời điểm ngày dài trong năm; trồng cây nơi thoáng, không có cây lớn hoặc các công trình che ánh sáng;...
27.10
Vì sao các nhà khoa học cần nghiên cứu giới hạn thích nghi (giới hạn dưới, điểm cực thuận, giới hạn trên) của sinh vật để ứng dụng vào quá trình chăn nuôi, trồng trọt?
Các nhà khoa học cần nghiên cứu giới hạn thích nghi (giới hạn dưới, điểm cực thuận, giới hạn trên) của sinh vật để ứng dụng vào quá trình chăn nuôi, trồng trọt
Các nhà khoa học cần nghiên cứu giới hạn thích nghi (giới hạn dưới, điểm cực thuận, giới hạn trên) của sinh vật để ứng dụng vào quá trình chăn nuôi, trồng trọt vì tất cả các sinh vật đều có giới hạn thích nghi đối với mỗi yếu tố của môi trường, nếu biết được giới hạn, con người sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho sinh vật sinh trưởng và phát triển tối ưu nhất.