Câu hỏi/bài tập:
Phân tích hiệu quả của hiện tượng tách biệt trong các trường hợp sau:
a. Cháu nhớ lại lời mẹ ,cúi xuống, mong tìm thấy một đám xác kiến nơi nào đó. Nhưng toàn tro than.
(Trần Duy Phiên, Kiến và người)
b. Cháu cõng mẹ lao như bay. Tới bờ rào, cháu không đủ sức vượt. Bên kia, bố cháu trở lại. Bố đưa hai cánh tay bám đầy kiến rướm máu rước mẹ. Cháu leo qua bờ rào mắc chân vào đây kẽm. Giựt không đứt, gỡ không ra.
(Trần Duy Phiên, Kiến và người)
c. Từ quốc lộ vào nhà cháu không có đường quy hoạch. Chỉ những lối mòn tùy tiện. Những lối ấy nay rợp tán cây, màu đất bị phủ bởi sắc kiến đen ánh.
(Trần Duy Phiên, Kiến và người)
Advertisements (Quảng cáo)
Đọc lại kiến thức về hiện tượng tách biệt
a.
Hiện tượng tách biệt: Tách “Nhưng toàn tro than” thành một câu riêng, có tác dụng nhấn mạnh nhân vật “cháu” không tìm thấy xác kiến mà toàn thấy tro than của những gì đã cháy 3 hôm trước.
b.
Hiện tượng tách biệt: Tách “giựt không đứt, gỡ không ra” thành một câu riêng, giúp người đọc hình dung ra tình cảnh của cậu bé ấy khi mà bị mắc chân vào dây kẽm. Cậu bị mắc rất chắc, rất khó để gỡ ra
c.
Hiện tượng tách biệt: Tách “Chỉ những lối mòn tùy tiện” thành một câu riêng, giúp người đọc hình dung ra đường vào nhà cậu bé, nó gây ấn tượng cho người đọc bởi sự heo hút, khó tìm của căn nhà trong rừng ấy.