Trang chủ Lớp 11 SBT Văn 11 - Kết nối tri thức Bài tập 2 trang 8 SBT Văn 11 tập 2 – Kết...

Bài tập 2 trang 8 SBT Văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức: Lập dàn ý cho đề bài sau: Hãy viết bài thuyết minh (khoảng 1...

Dựa vào những kiến thức đã học về cách đọc hiểu bài thơ để viết bài văn thuyết minh. Hướng dẫn cách giải/trả lời Giải Bài tập 2 trang 8 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức - Viết - Bài 6 . Lập dàn ý cho đề bài sau: Hãy viết bài thuyết minh (khoảng 1.

Câu hỏi/bài tập:

Question - Câu hỏi/Đề bài

Lập dàn ý cho đề bài sau: Hãy viết bài thuyết minh (khoảng 1.000 chữ) về bài thơ Sở kiến hành của Nguyễn Du

Đọc bài thơ “Sở Kiến Hành” trong SBT Ngữ văn 11 tập 2 bộ trang 8

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào những kiến thức đã học về cách đọc hiểu bài thơ để viết bài văn thuyết minh.

Answer - Lời giải/Đáp án

1. Mở bài:

Advertisements (Quảng cáo)

- Giới thiệu khái quát về Nguyễn Du và bài thơ Sở kiến hành (Những điều trông thấy).

2. Thân bài:

- Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm: được sáng tác khi Nguyễn Du đi sứ sang Trung Quốc; viết bằng thể hành; viết về những kiếp người cùng khổ; cảm hứng nhân đạo và phê phán, tố cáo xã hội,...

- Trình bày giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm:

+ Về tư tưởng: bày tỏ sự đồng cảm, nỗi đau đớn, xót thương dành cho bốn mẹ con người ăn mày sắp chết đói và những thân phận bị đẩy vào cảnh khốn cùng; thể hiện thái độ căm phẫn đối với giai cấp thống trị và niềm bi phẫn trước thực trạng xã hội bất công, phi lí,... Qua đó, thể hiện tầm vóc tư tưởng và văn hoá của tác giả khi đối diện với con người, cuộc sống trên đất nước Trung Quốc.

+ Về nghệ thuật: yếu tố tự sự rất đậm nét (câu chuyện về bốn mẹ con người ăn mày tha phương cầu thực mà không thoát khỏi cảnh chết đói; về đám quan lại phè phỡn, xa hoa và cả sự thờ ơ, vô tình của kẻ “thay trời chăn dân”,..) kết hợp với cảm xúc trữ tình tha thiết, mãnh liệt; bút pháp hiện thực và nghệ thuật tương phản; lối viết “ý tại ngôn ngoại” - lời hết mà ý chưa dứt,... .

3. Kết bài:

- Bài thơ có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc; góp phần mở ra khuynh hướng “sở kiến, sở văn” (viết về những điều mắt thấy, tai nghe) trong thơ trung đại Việt Nam.