Trang chủ Lớp 11 SBT Văn 11 - Kết nối tri thức Bài tập 4 trang 16 SBT Văn 11 – Kết nối tri...

Bài tập 4 trang 16 SBT Văn 11 - Kết nối tri thức: Những thông tin nào về bối cảnh ra đời của văn bản cần được chú ý?...

Đọc kĩ lại phần cuối văn bản để xác định thông tin về bối cảnh ra đời. Hướng dẫn soạn Câu 1, 2, 3, 4, 5 - Bài 4 trang 16 sách bài tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức - Đọc và thực hành Tiếng Việt - Bài 3. Đọc lại bài thơ Một thời đại trong thi ca trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr...Những thông tin nào về bối cảnh ra đời của văn bản cần được chú ý?

Đọc lại bài thơ Một thời đại trong thi ca trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.85 – 88) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

Những thông tin nào về bối cảnh ra đời của văn bản cần được chú ý?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ lại phần cuối văn bản để xác định thông tin về bối cảnh ra đời

Answer - Lời giải/Đáp án

- Bối cảnh ra đời:

+ Là tiểu luận mở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam 1932 – 1941. Công trình này mang tính chất của một bản “tổng kết” về phong trào Thơ mới ngay trong thời kì phát triển đỉnh cao.


Câu 2

Câu mở đầu của văn bản: “Bây giờ hãy đi tìm cái điều ta cho là quan trọng hơn: tinh thần thơ mới.” có ý nghĩa gì?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ lại câu mở đầu của văn bản để rút ra ý nghĩa

Answer - Lời giải/Đáp án

Ý nghĩa: Hãy đi tìm cái điều ta cho là quan trọng hơn: tinh thần thơ mới


Câu 3

Bạn có nhận xét gì về cách lập luận của Hoài Thanh ở văn bản này?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ lại toàn bộ tá phẩm, nhận xét về cách lập luận của Hoài Thanh.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Luận điểm: Cái tôi và cái ta trong thơ mới và thơ cũ.

- Lý lẽ: Ngày trước là thời chữ ta, bây giờ là thời chữ tôi. Nó giống nhau thì vẫn có chỗ giống nhau như chữ tôi vẫn giống chữ ta. Nhưng chúng ta hãy tìm những chỗ khác nhau.

→ Đặt vấn đề rõ, gọn. Câu văn nghị luận giàu chất thơ, có sức gợi cảm xúc, gây hứng thú cho người đọc.


Advertisements (Quảng cáo)

Câu 4

Khi nói về tình trạng khó phân biệt rạch ròi thơ mới – thơ cũ, Hoài Thanh đã đưa ra ba ví dụ để minh họa. Bạn hãy làm rõ sự đan xen cũ – mới trong từng ví dụ đó.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ lại tác phẩm, chỉ ra những ví dụ minh và phân tích về sự đan xen cũ mới trong từng ví dụ.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Các ví dụ:

+ Người giai nhân: bến đợi dưới cây già;

Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt.

→ Sử dụng cách trình bày cổ điển nhưng nội dung lại mang nét hiện đại.

+ Ô hay! Cảnh cũng ưa người nhỉ!

Ai thấy ai mà chẳng ngẩn ngơ?

→ Sử dụng cách trình bày hiện đại nhưng lại mang bày tỏ cảm xúc gián tiếp, hơi hướng của thơ cũ.

+ Nỗi đời cay cực đang giơ vuốt,

Cơm áo không đùa với khách thơ.

→ Là một nhà thơ mới mang nét hiện đại nhưng lại thu mình trong khuôn khổ chữ “tôi”.


Câu 5

Trong văn bản này, yếu tố biểu cảm có tác dụng gì?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ lại tác phẩm, xác định yếu tố biểu cảm và phân tích tác dụng

Answer - Lời giải/Đáp án

Sử dụng thêm yếu tố biểu cảm làm cho bài viết không bị nhàm chán, tạo sự hấp dẫn thu hút với người đọc

Advertisements (Quảng cáo)