Trang chủ Lớp 11 SBT Văn 11 - Kết nối tri thức Bài tập 6 trang 17 SBT Văn 11 – Kết nối tri...

Bài tập 6 trang 17 SBT Văn 11 - Kết nối tri thức: Văn bản gồm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần và chỉ ra mối quan hệ giữa các phần...

Đọc kĩ lại toàn bộ văn bản để đưa ra bố cục và nội dung của từng phần. Soạn Câu 1, 2, 3, 4, 5 - Bài 6 trang 17 sách bài tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức - Đọc và thực hành Tiếng Việt - Bài 3. Đọc lại bài thơ Tiếp xúc với tác phẩm trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr...Văn bản gồm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần và chỉ ra mối quan hệ giữa các phần

Đọc lại bài thơ Tiếp xúc với tác phẩm trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.98 - 100) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

Văn bản gồm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần và chỉ ra mối quan hệ giữa các phần.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ lại toàn bộ văn bản để đưa ra bố cục và nội dung của từng phần. Từ đó nhận xét mối quan hệ giữa các phần

Answer - Lời giải/Đáp án

- Văn bản gồm 3 phần:

+ Phần 1: Đời sống vật thể và đời sống hình tượng của tác phẩm.

+ Phần 2: Giá trị chủ quan của tác phẩm.

+ Phần 3: Nội dung của tác phẩm được người xem mở rộng.


Câu 2

Những dấu hiệu nào chứng tỏ Tiếp xúc với tác phẩm là một văn bản nghị luận?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ lại văn bản, đưa ra những dấu hiệu để chứng minh đây là văn bản nghị luận.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Các dấu hiệu:

+ Có luận điểm rõ ràng.

+ Các luận điểm trong văn bản triển khai theo một trật tự logic, các luận điểm có sự liên kết với nhau, có tính định hướng nhằm giải đáp những vấn đề nhận thức và tư tưởng đặt ra trong tác phẩm (quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng).

+ Các luận điểm đi thẳng vào vấn đề, có tính nghệ thuật, hợp tình hợp lí.


Câu 3

Advertisements (Quảng cáo)

Hãy phân tích mối quan hệ giữa đời sống vật thể và đời sống hình tượng của tác phẩm

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ lại phần 1 để nhận xét mối quan hệ giữa đời sống vật thể và đời sống hình tượng.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Đời sống vật thể: tồn tại vật thể như một đời sống đồ vật. Ví dụ bức tranh Em Thúy là một tấm vải, khổ 45 x 60 cm, rằng nó được vẽ bằng màu dầu, kiểu hội họa bác học châu Âu, rằng nó có khung bằng gỗ,… đó là đồ vật.

- Đời sống hình tượng: tồn tại tinh thần như một hình tượng nghệ thuật của giá trị thẩm mĩ, thể hiện nội dung của tác phẩm. Ví dụ ở bức tranh Em Thúy, hiện tượng phân hóa này không xảy ra trên bức tranh. Hiện tượng này xảy ra trong ý thức tôi, ở cái khả năng trừu tượng hóa của đầu óc con người.


Câu 4

Theo bạn, nếu đặt lại tên cho văn bản là Bức tranh “Em Thúy” của Trần Văn Cẩn có hợp lý không? Vì sao?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ lại đoạn trích, từ nội dung để đưa ra ý kiến về đặt lại tên.

Answer - Lời giải/Đáp án

Theo em, không thể đặt tên là Bức tranh “Em Thúy” của Trần Văn Cẩn. Vì đây chỉ là một tác phẩm để dẫn ra vấn đề nói đến vấn đề tiếp xúc tác phẩm nghệ thuật.


Câu 5

Trong văn bản này, tác giả lập luận dựa trên việc phân tích một tác phẩm hội họa. Theo bạn, việc tiếp xúc với tác phẩm thuộc các loại hình khác có tương tự như vậy không? Vì sao?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ lại toàn bộ văn và dựa những hiểu biết cá nhân để đưa ra ý kiến.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Theo em việc tiếp xúc với các loại hình khác sẽ có điểm giống và điểm khác:

+ Giống: Khi phân tích cần nhìn trên nhiều phương diện để đánh giá.

+ Khác: Với mỗi loại hình nghệ thuật sẽ có một cách thể hiện khác nhau, những đặc trưng khác nhau cho nên cần phân tích yếu tố khác nhau.

Advertisements (Quảng cáo)