Câu hỏi/bài tập:
8.1
Đề bài:
Hai xung có các trung điểm P và Q truyền đến gần nhau như Hình 8.1. Khi các điểm P và Q trùng nhau, xung tổng hợp sẽ có dạng như hình nào trong các hình dưới đây?
Phương pháp giải
Quan sát hình 8.1
Đáp án A
8.2
Đề bài:
Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp S1 và S2, dao động cùng pha với cùng biên độ A. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa của hai sóng này trên mặt nước, trung điểm của đoạn S1S2, dao động với biên độ bằng
A. 0,54
B.A
C. 2A
D. 0
Phương pháp giải
Tổng hợp hai sóng
Vì hai nguồn cùng pha thì trung điểm của S1S2 cho sóng tổng hợp có biên độ bằng tổng hai biên độ của các sóng thành phần: Ath = A + A = 2A
Đáp án C
8.3
Đề bài:
Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc. Khoảng vân giao thoa trên màn quan sát là i. Khoảng cách giữa hai vân sáng bậc 3 nằm ở hai bên vẫn trung tâm là
A. 5i.
B. 3i
C. 4i.
D. 6i.
Phương pháp giải
Áp dụng công thức tính khoảng vân
Khoảng cách giữa hai vân sáng bậc 3 nằm ở hai bên vẫn trung tâm là 3i + 3i = 6i
Đáp án D
8.4
Đề bài:
Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, ban đầu hai khe được chiếu bằng nguồn phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D vả hai khe cách nhau một khoảng a. Khi thay nguồn bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 1,5λ., để khoảng vẫn có độ lớn không đổi, ta có thể
A. tăng D 1,5 lần, giữ a không đổi.
B. tăng a 1,5 lần, giữ D không đổi.
C. giảm a 1,5 lần, giữ D không đổi.
D. giữ D và a không đổi.
Phương pháp giải
Áp dụng công thức tính khoảng vân
Advertisements (Quảng cáo)
Khoảng vân: \(i = \frac{{\lambda D}}{a}\)
Sau khi thay nguồn bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 1,5λ, ta có: \(i’ = \frac{{\lambda ‘D’}}{{a’}} = \frac{{1,5\lambda D’}}{{a’}}\)
Ta có: \(i = i’ \Rightarrow \frac{{\lambda D}}{a} = \frac{{1,5\lambda D’}}{{a’}}\)
=> Để i không đổi thì tăng a 1,5 lần, giữ D không đổi.
Đáp án B
8.5
Đề bài:
Trong thí nghiệm Young về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Tại điểm M trên màn quan sát cách vân trung tâm 3 mm có vân sáng bậc 3. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là
A. 500 nm.
B. 450 nm.
C. 600 nm.
D. 750 nm.
Phương pháp giải
Áp dụng công thức tính khoảng vân
\({x_s} = 3i = {3.10^{ - 3}} = 3\frac{{2\lambda }}{{{{1.10}^{ - 3}}}} \Rightarrow \lambda = 500nm\)
8.6
Đề bài:
Tại hai điểm A và B trong cùng một môi trường có hai nguồn sóng kết hợp dao động cùng phương với phương trình lần lượt là uA=acosωt và uB=acos(ωt+π). Xem tốc độ và biên độ sóng do mỗi nguồn tạo ra không đổi trong quá trình sóng truyền. Trong khoảng giữa A và B xảy ra hiện tượng giao thoa sóng do hai nguồn trên gây ra. Phần tử vật chất tại trung điểm của đoạn AB dao động với biên độ bằng
A. 2a.
B. 0,5a.
C. a.
D. 0.
Phương pháp giải
Sử dụng độ lệch pha giữa hai nguồn
Vì hai nguồn dao động ngược pha nên trung điểm của đoạn thẳng nối hai nguồn cũng dao động ngược pha
Đáp án D
8.7
Đề bài:
Xét hai nguồn sóng kết hợp tạo ra hiện tượng giao thoa trên mặt nước. Cho biết tốc độ truyền sóng là 25 cm/s và tần số sóng là 10 Hz Tại điểm cách hai nguồn các khoảng bằng bao nhiêu thì sống có biên độ cực đại?
A. 10 cm và 12 cm.
B. 10 cm và 15 cm.
C. 15 cm và 16 cm
D.12 cm và 16 cm.
Phương pháp giải
Sử dụng công thức tính hiệu khoảng cách từ điểm đó đến hai nguồn
Ta có: \(\lambda = \frac{{25}}{{10}} = 2,5cm\)
Điểm cách hai nguồn có biên độ cực đại khi hiệu khoảng cách từ điểm đó đến hai nguồn bằng số nguyên lần bước sóng
=> d2−d1=15−10=5=2λ
Đáp án B