Câu hỏi/bài tập:
Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, nguồn S phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng \(\lambda \). Màn quan sát cách hai khe một khoảng không đổi D , khoảng cách giữa hai khe \({S_1}{S_2} = a\) có thể thay đổi (nhưng \({S_1},{S_2}\)luôn cách đều S ). Xét điểm P trên màn quan sát, lúc đầu là vân sáng bậc 4, nếu lần lượt giảm hoặc tăng khoảng cách \({S_1}{S_2}\) một lượng \(\Delta a\) thì tại đó là vân sáng bậc k và 3k. Nếu tăng khoảng cách \({S_1}{S_2}\) một lượng \(2\Delta a\) thì tại đó là vân sáng hay vân tối, bậc hoặc thứ bao nhiêu?
Áp dụng công thức tính khoảng vân: \(i = \frac{{\lambda D}}{a}\)
Sử dụng lí thuyết khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp bằng khoảng vân i
Lời giải chi tiết :
Advertisements (Quảng cáo)
Ta có \({x_M} = 4i = \frac{{4\lambda D}}{a}\) nếu giảm khoảng cách \({S_1}{S_2}\) một lượng \(\Delta a\) thì tại đó là vân sáng bậc k => \({x_M} = ki = \frac{{k\lambda D}}{{a - \Delta a}}\)
nếu tăng khoảng cách \({S_1}{S_2}\) một lượng \(\Delta a\) thì tại đó là vân sáng bậc 3k => \({x_M} = 3ki = \frac{{3k\lambda D}}{{a + \Delta a}}\)
Ta có : \(k\frac{{\lambda D}}{{a - \Delta a}} = 3k\frac{{\lambda D}}{{a + \Delta a}} = > \Delta a = 0,5a\)
Nếu tăng khoảng cách \({S_1}{S_2}\) một lượng \(2\Delta a\) thì tại đó ta có \({x_M} = {k’}.\frac{{\lambda D}}{{a + 2\Delta a}} = {k’}\frac{{\lambda D}}{{2a}} = 4\frac{{\lambda D}}{a} = > {k’} = 8\)
=> Nếu tăng khoảng cách \({S_1}{S_2}\) một lượng \(2\Delta a\) thì tại đó là vân sáng bậc 8