Câu hỏi/bài tập:
Cho mạch điện như Hình 23.5. Giá trịcác điện trở: \({R_1} = 5\Omega \),\({R_2} = 7\Omega \),\({R_3} = 1\Omega \), \({R_4} = 5\Omega \),\({R_5} = 3\Omega \). Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch \({U_{AB}} = 21V\)
a) Tính điện trở của đoạn mạch AB (\({R_{AB}}\))
b) Tính cường độ dòng điện qua các điện trở.
Vận dụng kiến thức định luật Ohm trong các đoạn mạch .
a) Ta có : \({R_3}\) nt \({R_4}\)=> \({R_{34}} = {R_3} + {R_4} = 1 + 5 = 6\Omega \)
Advertisements (Quảng cáo)
\({R_5}//{R_{34}} = > {R_{345}} = \frac{{{R_{34}}.{R_5}}}{{{R_{34}} + {R_5}}} = \frac{{6.3}}{{6 + 3}} = 2\Omega \)
Ta lại có : \({R_1}nt{R_{345}} = > {R_{1345}} = {R_1} + {R_{345}} = 2 + 5 = 7\Omega \)
Và \({R_2}//{R_{1345}}\)=> điện trở của đoạn mạch AB : \({R_{AB}} = \frac{{{R_2}.{R_{1345}}}}{{{R_2} + {R_{1345}}}} = 3,5\Omega \)
b) Ta có \({R_2}//{R_{1345}} = > {U_2} = {U_{1345}} = {U_{AB}} = 21V\)=> cường độ dòng điện qua điện trở \({R_2}\)là \({I_2} = \frac{{{U_2}}}{{{R_2}}} = \frac{{21}}{7} = 3A\)
ta có \({I_{1345}} = \frac{{{U_{1345}}}}{{{R_{1345}}}} = \frac{{21}}{7} = 3A\) mà ta có \({R_1}\) nt \({R_{345}}\)=> \({I_1} = {I_{345}} = 3A\)
cường độ dòng điện qua điện trở \({R_1}\)là 3A
Hiệu điện thế \({U_{345}} = {I_{345}}.{R_{345}} = 3.2 = 6V\)mà \({R_5}//{R_{34}} = > {U_{34}} = {U_5} = {U_{345}} = 6V\)
=> cường độ dòng điện qua điện trở \({R_5}\)là \({I_5} = \frac{{{U_5}}}{{{R_5}}} = \frac{6}{3} = 2A\)
Ta có \({I_{34}} = \frac{{{U_{34}}}}{{{R_{34}}}} = \frac{6}{6} = 1A\) mà \({R_3}\) nt \({R_4}\)=> \({I_3} = {I_4} = 1A\)