Trang chủ Lớp 11 SGK Công nghệ 11 - Cánh diều Bài 3. Khái quát về vật liệu cơ khí trang 14, 15,...

Bài 3. Khái quát về vật liệu cơ khí trang 14, 15, 16, 17 Công nghệ 11 Cánh diều: Vật liệu cơ khí là gì?...

Hướng dẫn giải bài 3. Khái quát về vật liệu cơ khí trang 14, 15, 16, 17 SGK Công nghệ 11 Cánh diều. Hãy cho biết vật liệu của một số bộ phận xe đạp ở hình 3...Vật liệu cơ khí là gì?

Mở đầu

Hãy cho biết vật liệu của một số bộ phận xe đạp ở hình 3.1

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Quan sát hình 3.1 và vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.

Answer - Lời giải/Đáp án

Hợp kim nhôm, sắt, cao su, nhựa.


Câu hỏi trang 14 - Câu số 1

Vật liệu cơ khí là gì?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng kiến thức mục I trang 14 SGK để trả lời câu hỏi.

Answer - Lời giải/Đáp án

Vật liệu cơ khí là các vật liệu được sử dụng trong sản xuất cơ khí để chế tạo ra các máy móc, thiết bị, công trình, đồ dùng phục vụ cho sản xuất và đời sống như: ô tô, xe máy, cầu thép, …


Câu hỏi trang 14 - Câu số 2

Kể tên một số sản phẩm được làm từ vật liệu cơ khí mà em biết.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.

Answer - Lời giải/Đáp án

Ô tô, xe máy, dao, kéo, …


Câu hỏi trang 15 - Câu số 1

Hãy chỉ ra sản phẩm được làm từ gang, thép, hợp kim nhôm, hợp kim đồng ở hình 3.3.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Quan sát hình 3.3 để trả lời câu hỏi.

Answer - Lời giải/Đáp án

Thép

Hợp kim đồng

Gang

Hợp kim nhôm


Câu hỏi trang 16 - Câu số 1

Vật liệu vô cơ và vật liệu hữu cơ khác nhau ở những đặc điểm nào?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng kiến thức mục 2 trang 15,16 SGK để trả lời câu hỏi.

Answer - Lời giải/Đáp án

Vật liệu vô cơ là các hợp chất giữa kim loại và phi kim hoặc giữa các phi kim với nhau dưới dạng oxit, nitric, cacbit,... Vật liệu vô cơ có tính dẫn điện và dẫn nhiệt kém, không biến dạng dẻo, cứng, giòn,... Dựa vào thành phần cấu tạo, vật liệu vô cơ được chia ra các loại: gốm oxit, gốm cacbit,...

Vật liệu hữu cơ có thành phần hoá học chủ yếu là carbon và hydrogen. Vật liệu hữu cơ có tính dẫn điện và dẫn nhiệt kém, dễ biến dạng dẻo ở nhiệt độ cao, giòn ở nhiệt độ thấp. Các loại vật liệu hữu cơ thông dụng bao gồm: cao su và chất dẻo. Chất dẻo lại được chia ra hai loại là nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn.


Câu hỏi trang 16 - Câu số 2

Hãy chỉ ra đâu là sản phẩm được làm từ vật liệu vô cơ, vật liệu hữu cơ ở hình 3.4.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Quan sát hình 3.4 và vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.

Answer - Lời giải/Đáp án

Vật liệu vô cơ: đá màiVật liệu hữu cơ: lốp xe, mũ bảo hộ


Câu hỏi trang 16 - Câu số 3

Nêu những ưu điểm nổi bật của vật liệu mới

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng kiến thức mục 3 trang 16 SGK để trả lời câu hỏi.

Answer - Lời giải/Đáp án

Advertisements (Quảng cáo)

Vật liệu mới có những tính năng vượt trội về độ bền, độ cứng và nhẹ.


Câu hỏi trang 16 - Câu số 4

Sản phẩm ở hình 3.5 được làm từ vật liệu gì?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Quan sát hình 3.5 và vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.

Answer - Lời giải/Đáp án

Sản phẩm ở hình 3.5 làm từ vật liệu mới (Composite).


Câu hỏi trang 17 - Câu số 1

Vật liệu cơ khí có những tính chất gì?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng kiến thức mục III trang 17 SGK để trả lời câu hỏi.

Answer - Lời giải/Đáp án

Tính chất cơ học, vật lí, hóa học, công nghệ.


Câu hỏi trang 17 - Câu số 2

Tính công nghệ của vật liệu cơ khí có ý nghĩa gì trong sản xuất?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Quan sát hình vẽ và vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.

Answer - Lời giải/Đáp án

Ý nghĩa của tính công nghệ trong sản xuất là thể hiện khả năng gia công của vật liệu.


Câu hỏi trang 17 - Câu số 3

Sắp xếp các sản phẩm sau đây: túi bóng, dao, kéo, vỏ bút bi, ngòi bút máy, ốp điện thoại, bình ga, téc nước vào các nhóm vật liệu mà chúng được chế tạo.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.

Answer - Lời giải/Đáp án

-Vật liệu kim loại: Dao, kéo, ngòi bút máy, bình ga.

-Vật liệu phi kim loại: Téc nước.

-Vật liệu mới: Ốp điện thoại, túi bóng.


Câu hỏi trang 17 - Câu số 4

So sánh tính dẫn nhiệt, dẫn điện của thép với hợp kim đồng.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.

Answer - Lời giải/Đáp án

-Tính dẫn nhiệt: thép kém hơn hợp kim đồng

-Tính dẫn điện: thép kém hơn hợp kim đồng


Câu hỏi trang 17 - Câu số 5

Vì sao phải nghiên cứu tính chất của các vật liệu?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Liên hệ bản thân để trả lời câu hỏi.

Answer - Lời giải/Đáp án

Phải nghiên cứu tính chất của các vật liệu để sử dụng vật liệu cho đúng với mục đích.


Câu hỏi trang 17 - Câu số 6

Quan sát những đồ dùng, thiết bị trong gia đình em và cho biết vật liệu chế tạo ra nó thuộc nhóm vật liệu nào?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Liên hệ bản thân để trả lời câu hỏi.

Answer - Lời giải/Đáp án

-Vòi nước, mỏ lết thuộc nhóm vật liệu kim loại.

-Mũ bảo hộ, lốp xe thuộc nhóm vật liệu phi kim.

Advertisements (Quảng cáo)