Câu hỏi trang 87
Em hãy quan sát Hình 18.1 và cho biết nếu trục khuỷu quay theo chiều mũi tên, pít tông sẽ chuyển động lên trên hay xuống dưới; thể tích, nhiệt độ và áp suất phía trên đỉnh pít tông (phần tô màu xanh) thay đổi như thế nào?
Quan sát hình vẽ để trả lời câu hỏi.
Trục khuỷu quay theo chiều mũi tên, pít tông sẽ chuyển động lên trên; thể tích giảm dần, nhiệt độ và áp suất phía trên đỉnh pít tông tăng dần.
Câu hỏi trang 88
Quan sát Hình 18.2 và cho biết hình nào có đỉnh pít tông xa tâm trục khuỷu nhất và hình nào có đỉnh pít tông gân tâm trục khuỷu nhất?
Quan sát hình vẽ để trả lời câu hỏi.
Hình a có đỉnh pit tông ở xa tâm trục khuỷu nhất.
Hình b, c có đỉnh pit tông gần tâm trục khuỷu nhất.
Câu hỏi trang 89 - Câu số 1
Tính thể tích công tác của một xilanh khi biết thể tích công tác của động cơ 4 xilanh là 2,4 lít.
Tìm hiểu kiến thức mục I.4 trang 88 SGK để trả lời câu hỏi.
Thể tích công tác của một xilanh là: 2,4:4 = 0,6 lít
Câu hỏi trang 89 - Câu số 2
Tính thể tích công tác của động cơ 4 xi lanh khi biết đường kính của mỗi xi lanh là 80mm và bán kính quay của trục khuỷu là 75mm.
Tìm hiểu kiến thức mục I.6 trang 88 SGK để trả lời câu hỏi.
Ta có: S = 2.R = 2.0,075 = 0,15 m
Câu hỏi trang 89 - Câu số 3
Đọc nội dung mô tả về các kì, quan sát Hình 18.3 và đặt tên các hình a, b, c, d tương ứng với các kì nạp, nén, nổ, thải.
Quan sát hình vẽ để trả lời câu hỏi.
Hình a: nạp
Hình b: nén
Hình c: nổ
Hình d: thải
Câu hỏi trang 90 - Câu số 1
Quan sát Hình 18.4 và cho biết:
Những chi tiết, bộ phận nào có ở động cơ 4 kì nhưng không có ở động cơ 2 kì và ngược lại.
Vị trí của pít tông ở đâu thì cửa quét, cửa thải cùng được mở ra? Cửa nào được mở ra trước?
Quan sát hình vẽ để trả lời câu hỏi.
Động cơ 4 kì có: xupap còn động cơ 2 kì không có. Ngược lại, động cơ 2 kì có cửa quét còn động cơ 4 kì không có.
Pit tông đi xuống điểm chết dưới thì cửa quét, cửa thải đều mở. Cửa thải được mở ra trước.
Câu hỏi trang 90 - Câu số 2
Quan sát mỗi hình a, b, c trong Hình 18.5 và cho biết:
Chiều chuyển động của pít tông.
Trạng thái của cửa thải và cửa quét.
Trạng thái khí trong buồng đốt của động cơ.
Quan sát hình vẽ để trả lời câu hỏi.
Hình a: pit tông đi xuống, cửa thải và cửa quét đóng, khí cháy đẩy phit tông đi xuống.
Hình b: pit tông đi xuống điểm chết dưới, cửa quét và cửa thải mở, hòa khí từ cửa quét vào xilanh, khí cháy từ xilanh bị đẩy ra ngoài qua cửa thải.
Hình c: pit tông đi lên, cửa quét và cửa thải đóng, hòa khí trong xilanh bị nén với áp suất cao.
Câu hỏi trang 91 - Câu số 1
Qua sách báo, internet và quan sát thực tế trong cuộc sống, em hãy cho biết các phương tiện cơ giới đường bộ như ô tô và xe máy thường sử dụng động cơ xăng hay động cơ Diesel.
Tìm hiểu và vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
Ô tô và xe máy thường sử dụng động cơ xăng.
Câu hỏi trang 91 - Câu số 2
Động cơ Diesel có cần bugi đánh lửa như động cơ xăng hay không? Nếu không thì tại sao nhiên liệu diesel lại cháy được?
Tìm hiểu và vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
Động cơ Diezen không cần bugi đánh lửa như động cơ xăng. Nhiên liệu diezen cháy được là do tỉ số nén cao, nên khi bị nén ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cao, hòa khí tự bốc cháy.
Câu hỏi trang 92 - Câu số 1
Quan sát, tìm hiểu và lựa chọn một phương tiện, máy móc của gia đình hoặc trong cộng đồng nơi em ở và cho biết: động cơ đốt trong được sử dụng là 2 hay 4 kì; nhiên liệu dùng cho động cơ là xăng hay dầu diesel.
Tìm hiểu và vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
Xe máy của gia đình em là loại động cơ đốt trong 4 kì, nhiên liệu dùng cho động cơ là xăng.
Câu hỏi trang 92 - Câu số 2
Tại sao nói suất tiêu thụ nhiện liệu có ích ge càng nhỏ thì động cơ đốt trong càng tiết kiệm nhiên liệu?
Tìm hiểu kiến thức mục III.4 trang 92 SGK để trả lời câu hỏi.
Vì nó là lượng nhiên liệu tiêu thụ để tạo ra một đơn vị công suất động cơ trong một đơn vị thời gian.