Câu hỏi mục I
Dựa vào hình 12.1 và thông tin trong bài, hãy:
- Trình bày đặc điểm về phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lý khu vực Đông Nam Á.
- Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.
Đọc và nghiên cứu kỹ số liệu, thông tin trong hình và kiến thức được học trong bài
1. Phạm vi lãnh thổ
- Kéo dài từ 10º Nam đến 28º Bắc và 92º Đông đến 142º Đông;
- Bao gồm 11 quốc gia: hệ thống bán đảo, đảo và quần đảo đan xen biển và vịnh phức tạp;
- Diện tích: 4,5 triệu km2
- Đông Nam Á được chia thành 2 khu vực địa lý:
-
Đông Nam Á lục địa
-
Đông Nam Á hải đảo
2. Vị trí địa lý
- Nằm ở phía đông nam châu Á.
- Nằm ở khu vực nội chí tuyến.
- Là nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
- Có vị trí cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.
3. Ảnh hưởng của vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực
Tích cực |
- Tạo nên sự đa dạng về địa hình, khí hậu, hệ động - thực vật, khoáng sản,… - Thuận lợi phát triển các ngành kinh tế biển - Nơi giao thoa của các nền văn hoá, tạo nên sự đa dạng về văn hoá, xã hội của khu vực - Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới do nằm trong khu vực nội chí tuyến |
Tiêu cực |
- Vị trí địa – chính trị quan trọng nên thường xuyên bị sự nhòm ngó của các nước đế quốc - Chịu nhiều thiên tai, bão lũ,… |
Câu hỏi mục II
Dựa vào hình 12.1, hình 12.2 và thông tin trong bài, hãy:
- Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của khu vực Đông Nam Á.
- Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên củakhu vực Đông Nam Á đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.
Đọc và nghiên cứu kỹ số liệu, thông tin trong hình và kiến thức được học trong bài
1. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đông Nam Á
a) Địa hình
Đông Nam Á lục địa
- Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam hoặc Bắc – Nam, xen giữa núi là các thung lũng rộng, ven biển có đồng bằng phù sa màu mỡ.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Khoáng sản nhiều than đá, dầu mỏ, sắt, thiếc…
Đông Nam Á biển đảo
- Nhiều đảo với nhiều núi lửa, ít sông lớn nên ít đồng bằng lớn.
- Khí hậu xích đạo và nhiệt đới ẩm.
- Khoáng sản nhiều than đá, dầu mỏ, sắt, thiếc, đồng...
b) Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan
- Khí hậu: mang tính chất gió mùa.
+ Mùa hạ: gió tây nam nóng ẩm, mang mưa nhiều cho khu vực.
+ Mùa đông: gió có tính chất lạnh, khô.
- Vùng chịu ảnh hưởng lớn của bão nhiệt đới, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
c) Sông ngòi:
+ Phần đất liền: có một số sông lớn như sông Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam, Xa-lu-en, I-ra-oa-đi,...
+ Phần hải đảo có sông nhỏ, ngắn, dốc.
d) Sinh vật:
- Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, rừng rụng lá theo mùa, rừng thưa và xa van cây bụi.
- Đa dạng về hệ sinh thái, như hệ sinh thái rừng nguyên sinh, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô,…
e) Khoáng sản
- Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú như: thiếc, đồng, than, dầu mỏ, khí tự nhiên,… Trong đó, trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn, có giá trị kinh tế cao, phân bố ở các thềm lục địa.
f) Biển
- Có vùng biển rộng lớn, thông qua Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
- Các biển nằm trong khu vực nội chí tuyến; đường bờ biển nhiều vũng, vịnh, đầm phá, tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú,…
2. Ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội
Tích cực |
- Phát triển nông nghiệp nhiệt đới. - Phát triển kinh tế biển (trừ Lào). - Nhiều khoáng sản, thuận lợi phát triển công nghiệp. - Nhiều rừng, tạo điều kiện phát triển lâm nghiệp. - Phát triển du lịch. |
Tiêu cực |
- Thiên tai: Động đất, núi lửa, bão, lũ lụt… - Suy giảm rừng, xói mòn đất… |
Câu hỏi mục III 1
Dựa vào bảng 12.1, hình 12.3, hình 12.4 và thông tin trong bài, hãy:
- Trình bày đặc điểm dân cư khu vực Đông Nam Á.
- Phân tích tác động của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Đông Nam Á.
Đọc và nghiên cứu kỹ số liệu, thông tin trong hình và kiến thức được học trong bài
* Đặc điểm dân cư
– Đông Nam Á là khu vực đông dân trên thế giới, mật độ dân số cao, trung bình 148 người/km2 ( Năm 2020 )
– Gia tăng dân số khá nhanh: 1,5% (cao hơn mức trung bình châu Á và thế giới – 1,3%)
– Ngôn ngữ phổ biến là tiếng Anh, Hoa và Mã Lai.
– Nhiều dân tộc thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it cùng chung sống.
– Dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ và vùng ven biển.
+ Quốc gia có dân sô đông nhất, diện tích lớn là In-đô-nê-xi-a.
+ Quốc gia có diện tích nhỏ nhất là Đông Nam Á là Xin-ga-po.
– Cơ cấu dân số trẻ.
– Thành phần dân tộc đa dạng.
– Tỉ lệ dân thành thị không ngừng gia tăng, từ 21,4% (Năm 1970) đến 49,9% (Năm 2020).
* Tác động của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội
Thuận lợi |
- Nguồn lao động dồi dào - Thị trường lao động rộng lớn - Thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài - Sự đa dạng về dân tộc góp phần tạo nên sự đa dạng về văn hoá, truyền thống -… |
Khó khăn |
- Nguồn lao động đông nhưng trình độ còn thấp, một phần kinh tế chậm phát triển dẫn đến thiếu việc làm và chất lượng cuộc sống thấp - Vấn đề an sinh xã hội, chăm sóc y tế chưa được giải quyết triệt để - Sự phân bố dân cư chưa hợp lý gây ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động và khai thác tài nguyên |
Câu hỏi mục III 2
Dựa vào thông tin trong bài, hãy:
- Cho biết đặc điểm xã hội của khu vực Đông Nam Á.
- Phân tích những ảnh hưởng của đặc điểm xã hội đến sự hợp tác, phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực.
Đọc và nghiên cứu kỹ số liệu, thông tin trong hình và kiến thức được học trong bài
* Đặc điểm xã hội
- Các vịnh biển ăn sâu vào đất liền thuận lợi cho các luồng di dân, nằm trên đường di lưu, di cư của các dòng người cổ trong quá khứ.
- Các nước có nhiều nét tương đồng:
+ Trong sinh hoạt, sản xuất: trồng lúa nước, dùng trâu bò làm sức kéo, dùng gạo làm lương thực chính….
+ Có cùng lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc: đều là các nước bị thuộc địa, bị chiếm đóng trong chiến tranh thế giới thứ II.
- Đa dạng trong văn hóa từng dân tộc: về tôn giáo và các tín ngưỡng địa phương.
=> Tất cả các nét tương đồng là những điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác toàn diện cùng phát triển trong khu vực Đông Nam Á.
- Văn hóa đa dạng, mỗi dân tộc phong tục, tập quán riêng, tuy nhiên người dân Đông Nam Á có những nét tương đồng trong sinh hoạt và sản xuất.
- Trước chiến tranh thế giới thứ 2, hầu hết các nước là thuộc địa của các nước đế quốc.
- Thể chế chính trị: chế độ cộng hòa và quân chủ lập hiến.
- Các quốc gia trong khu vực đã và đang hợp tác để cùng phát triển.
* Ảnh hưởng của đặc điểm xã hội đến sự hợp tác, phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực
- Các quốc gia đều có nhiều dân tộc ( ví dụ: Chăm, Dao, Thái….). Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, điều này gây không ít khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi nước.
- Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hoá lớn trên thế giới, Đông Nam Á tiếp nhận nhiều giá trị văn hoá, tôn giáo xuất hiện trong lịch sử nhân loại => tạo điều kiện cho sự hội nhập, phát triển các nền văn hoá.
- Có cùng lịch sử đấu tranh giành giải phóng dân tộc, họ đều là các nước bị xâm chiếm, bị thuộc địa trong chiến tranh. Sau chiến tranh các nước ở khu vực này đã vươn lên cùng hợp tác phát triển.
- Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn trong việc quản lý, ổn định chính trị ở các nước
Câu hỏi mục IV 1
Dựa vào bảng 12.2, 12.3, hình 12.5, 12.6 và thông tin trong bài, hãy trình bày và giải thích tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực Đông Nam Á.
Đọc và nghiên cứu kỹ số liệu, thông tin trong hình và kiến thức được học trong bài
Advertisements (Quảng cáo)
Đa số các nước Đông Nam Á trước đây chủ yếu phát triển nông nghiệp. Quá trình công nghiệp hoá đã làm nền kinh tế các nước có sự phân hoá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh.
Hiện nay, Đông Nam Á là một trong những khu vực có nền kinh tế sôi động nhất thế giới.
a) Quy mô GDP
- GDP của các quốc gia Đông Nam Á có xu hướng tăng trong giai đoạn 2000 – 2020 ( Tổng giá trị GDP năm 2020 gấp 5 lần năm 2000 ).
- Tuy nhiên do có sự khác nhau về trình độ phát triển và nguồn lực nên giữa các nước có chênh lệch về quy mô nền kinh tế. ( Tỉ trọng GDP năm 2020 của Indonesia lớn gấp 3 lần so với Malaysia; Thái Lan lớn gấp 17 lần so với Campuchia; …).
b) Tăng trưởng kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng GDP của Đông Nam Á thuộc loại cao trên thế giới.
- Giai đoạn 2000 – 2020, tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 5,3%
=> Sự tăng trưởng kinh tế gắn với vấn đề ổn định xã hội, bảo vệ môi trường đang là một trong những thách thức lớn đối với các nước trong khu vực.
c) Cơ cấu ngành kinh tế
- Cơ cấu ngành kinh tế đang có sự chuyển dịch rõ rệt từ nên kinh tế nông nghiệp sang dịch vụ.
- Cơ cấu GDP của Đông Nam Á chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, III.
- Tuy nhiên, Đông Nam Á là khu vực có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, trong khi đó đây là lại nơi có nhiều quốc gia thành viên trong giai đoạn đang phát triển nên tỉ trọng ngành nông nghiệp vẫn cao hơn so với một số khu vực khác.
Câu hỏi mục IV 2
Dựa vào hình 12.7, hình 12.8 và thông tin trong bài, hãy trình bày và giải thích sự phát triển các ngành kinh tế của khu vực Đông Nam Á.
Đọc và nghiên cứu kỹ số liệu, thông tin trong hình và kiến thức được học trong bài
a) Ngành công nghiệp
- ĐNÁ có điều kiện để phát triển ngành công nghiệp như: vị trí nằm trên đường hàng hải quốc tế, giàu tài nguyên-khoáng sản, nguồn lao động dồi dào,…
- Trong cơ cấu kinh tế của khu vực, ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng khá cao, tuy nhiên nhiều quốc gia vẫn còn phụ thuộc nước ngoài về vốn, quy trình công nghệ,…
- Ngành công nghiệp đang chuyển dần từ ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học-công nghệ cao như:
+ Công nghiệp khai thác: than, dầu mỏ, khí tự nhiên, quặng kim loại,…
+ Công nghiệp điện tử - tin học: máy vi tính, điện tử dân dụng, thiết bị truyền thông,…
+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: dệt may, da-giày, văn phòng phẩm,…
+ Công nghiệp thực phẩm: gạo, café, cao su, rau củ quả,…
b) Ngành nông nghiệp
- Nông nghiệp ĐNÁ là nền nông nghiệp nhiệt đới, có lịch sử phát triển từ lâu đời
- Với vị trí địa lý thuận lợi, đất đai màu mỡ, diện tích mặt nước lớn, nguồn lao động dồi dào,… tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp phát triển
- Nông nghiệp đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá với trình độ thâm canh và chuyên môn hoá ngày càng cao, đồng thời áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất
+ Trồng lúa nước
Vai trò: Lúa nước là cây lương thực truyền thống và quan trọng của Đông Nam Á.
Tình hình phát triển:
Sản lượng lương thực không ngừng tăng lên.
Thái Lan và Việt Nam trở thành những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
Phân bố: Một số vùng trồng lúa nước chủ yếu: Đồng bằng sông Mê Công, Đồng bằng sông Mê Nam, Đồng bằng sông Hồng,…
+ Trồng cây công nghiệp
Vai trò: Xuất khẩu thu ngoại tệ.
Sản lượng các cây công nghiệp không ngừng tăng lên.
Phân bố:
Cao su: Thái Lan, Indonexia, Malaixia, Việt Nam
Cà phê, hồ tiêu: Việt Nam, Indonexia, Malaixia,…
Cây lấy dầu, lấy sợi: Thái Lan, Việt Nam, Indonexia
Cây ăn quả: phân bố ở hầu khắp các nước.
+ Chăn nuôi gia súc, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản
Chăn nuôi gia súc:
Chưa trở thành ngành chính
Số lượng gia súc khá lớn
Phân bố:
Trâu, bò: Mianma, Indonexia, Thái Lan,…
Lợn: Việt Nam, Philippin, Thái Lan,…
Chăn nuôi gia cầm:
Đông Nam Á là khu vực nuôi nhiều gia cầm: gà, vịt, ngan,…
Đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản:
Sản lượng cá khai thác lớn và tăng liên tục qua các năm.
Một số nước có sản lượng lớn: Indonexia, Thái Lan, Philippin,…
c) Ngành dịch vụ
- Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên phong phú đa dạng cùng với nhiều nền văn hoá đặc sắc là những điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ khu vực này
- Ngành dịch vụ có cơ cấu đa dạng, không ngừng phát triển, hệ thống cơ sở - hạ tậng, vật chất kỹ thuật từng bước mở rộng, nâng cấp và hiện đại hoá
- Tỉ trọng GDP giai đoạn 2010-2020 tăng từ 47,2% lên 49,7%
+ Ngành giao thông vận tải
Đặc điểm địa hình đa dạng, phát triển nhiều loại hình giao thông vận tải như đường ô tô, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không,…
Hiện nay, các thành tựu khoa học-công nghệ đang được áp dụng rộng rãi như công nghệ cầu đường, phát triển phương tiện giao thông không người lái,…
+ Ngành thương mại
Hoạt động nội thương nhộn nhịp ở khu vực đông dân cư và kinh tế phát triển, cụ thể là mạng lưới chợ và hệ thống siêu thị
Hoạt động ngoại thương không ngừng phát triển. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu, nhiên liệu thô, linh kiện và thiết bị điện tử,…
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngành thương mại điện tử cũng dần phát triển mạnh thông qua giao dịch mua bán, thanh toán điện tử,…
+ Ngành du lịch
Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với nhiều di sản văn hoá cùng với cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật ngày càng hoàn thiện đã giúp cho ĐNÁ trở thành điểm thu hút khách du lịch quốc tế
Hiện nay, ngành công nghiệp du lịch đang ứng dụng các công nghệ hiện đại trong phương thức quản lý và kinh doanh, phát triển du lịch theo hướng bền vững đồng thời hợp tác quốc tế về du lịch,…
Luyện tập 1
Hoàn thành thông tin về ảnh hưởng của một số nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến sự phát triển kinh tế xã hội khu vực Đông Nam Á.
Nhân tố |
Đặc điểm |
Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội |
Địa hình, đất đai |
? |
? |
Khí hậu |
? |
? |
Sông ngòi |
? |
? |
Nhân tố |
Đặc điểm |
Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội |
Địa hình, đất đai |
- Đông Nam Á có địa hình đa dạng, như: địa hình đồi núi, địa hình đồng bằng, địa hình bờ biển,... + Địa hình đồi núi có sự khác nhau giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo. + Địa hình đồng bằng gồm các đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển. + Địa hình bờ biển khá đa dạng với nhiều vùng, vịnh, cồn cát, đầm lầy, bãi biển,... - Có hai nhóm đất chính: + Đất feralit phân bố ở vùng đồi núi + Đất phù sa phân bố ở khu vực đồng bằng. |
- Khu vực đồi núi: + Có nhiều quan đẹp và đất feralit,… thuận lợi trồng cây công nghiệp, chăn nuôi, phát triển lâm nghiệp, du lịch,... + Đặc điểm địa hình gây khó khăn cho phát triển giao thông vận tải, định cư. - Khu vực đồng bằng: + Có nhiều điều kiện để phát triển các ngành kinh tế và định cư. + Địa hình thấp nên dễ ngập lụt, xâm nhập mặn. |
Khí hậu |
- Phân hoá đa dạng với nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau. + Phần lớn Đông Nam Á lục địa và phần lớn lãnh thổ Philíppin có khí hậu nhiệt đới với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. + Đông Nam Á hải đảo có đới khí hậu xích đạo và cận xích đạo. - Ngoài ra, khí hậu còn phân hoá ở khu vực địa hình núi cao. |
- Thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu. - Một số nơi xảy ra các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,... gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. |
Sông ngòi |
- Mạng lưới sông phát triển. Các hệ thống sông lớn tập trung ở khu vực Đông Nam Á lục địa. Chế độ nước trong các sông thường theo mùa. - Có nhiều hồ nước ngọt, lớn nhất là Biển Hồ (hồ Tônglê Sáp). |
- Thuận lợi cho giao thông đường thuỷ, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất điện, du lịch,... - Một số sống có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, gây trở ngại cho giao thông đường thuỷ. Lũ lụt ở một số con sông vào mùa mưa gây thiệt hại về người và tài sản. |
Luyện tập 2
Dựa vào bảng 12.3, hãy vẽ biểu đồ thể hiện tình hình tăng trưởng GDP của khu vực Đông Nam Á so với toàn thế giới, giai đoạn 2000 - 2020. Giải thích xu hướng biến động của tăng trưởng kinh tế trong khu vực ở giai đoạn này.
- Nhận xét:
+ Tốc tăng trưởng gdp toàn thế giới và khu vực Đông Nam Á có xu hướng tăng nhưng biến động.
+ Tốc độ tăng trưởng GDP của Đông Nam Á cao hơn thế giới.
- Giải thích:
+ Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung có xu hướng tăng do có sự giao lưu mở rộng quan hệ hợp tác, xúc tiến thương mại, đa dạng hoá thị trường giữa các quốc gia, khu vực và châu lục
+ Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực Đông Nam Á cao hơn thế giới do các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đang trong quá trình công nghiệp hóa làm nền kinh tế, các nước đã có sự phân hóa một số nền kinh tế có sự phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ.
+ Tuy nhiên, trong năm 2020, tốc độ tăng trưởng GDP toàn thế giới có xu hướng giảm nhanh do ảnh hưởng của vấn đề dịch bệnh COVID 19.
Vận dụng
Thu thập thông tin để chứng minh rằng Việt Nam và các nước Đông Nam Á có nét tương đồng về văn hóa.
- Các nước Đông Nam Á có những nét tương đồng nhưng cũng rất đa dạng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập, phong tục tập quán sản xuất và sinh hoạt.
+ Về lịch sử đấu tranh giành độc lập: Trước chiến tranh thế giới thứ hai, các nước trong khu vực đều bị thực dân chiếm đóng. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á đã bị phát xít Nhật xâm chiếm. Sau đó, các nước đã lần lượt giành lại được độc lập. Hiện nay, đa số các nước đều theo chế độ cộng hoà...
+ Về phong tục tập quán và sinh hoạt: Trồng lúa nước, dùng trâu bò làm sức kéo, dùng gạo làm nguồn lương thực chính...