Trang chủ Lớp 11 SGK Địa lí lớp 11 - Chân trời sáng tạo Dựa vào hình 10. 6, hình 10. 7 và thông tin trong...

Dựa vào hình 10. 6, hình 10. 7 và thông tin trong bài, hãy phân tích một số biểu hiện của hợp tác và liên kết trong EU...

Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin trong bài và phối hợp với các kiến thức trên sách Giải chi tiết , Câu hỏi mục III - Bài 10. Liên minh châu Âu SGK Địa lý lớp 11 - Chân trời sáng tạo.

Dựa vào hình 10.6, hình 10.7 và thông tin trong bài, hãy phân tích một số biểu hiện của hợp tác và liên kết trong EU.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin trong bài và phối hợp với các kiến thức trên sách, báo và phương tiện truyền thông

Answer - Lời giải/Đáp án

1. Thị trường chung Châu Âu

a, Tự do lưu thông

Từ 1/1/1993, EU đã thiết lập một thị trường chung, trong đó hàng hoá, con người, dịch vụ và tiền vốn được đảm bảo tự do lưu thông giữa các nước thành viên.

– Tự do di chuyển: quyền tự do đi lại, tự do cư trú, tự do chọn lựa nơi làm việc được đảm bảo.

– Tự do lưu thông dịch vụ: tự do đốĩ với các dịch vụ như dịch vụ vận tải, thông tin liên lạc, ngân hàng, kiểm toán, du lịch…

– Tự do lưu thông hàng hoá; các sản phẩm hợp pháp ở một nước thuộc EU được tự do lưu thông và bán trong toàn bộ thị trường chung châu Âu mà không phải chịu thuế giá trị gia tăng.

– Tự do lưu thông tiền vốn: các hạn chế đối với giao dịch, thanh toán bị bãi bỏ. Các nhà đầu tư có thể lựa chọn khả năng đầu tư có lợi nhất và mở tài khoản tại các ngân hàng trong khối.

b, Đồng tiền chung Châu Âu ( EURO )

– Euro là đồng tiền chung của EU được đưa vào giao dịch từ 1999. Đến 2006, đã có 13 nước thành viên sử dụng.

– Việc đưa vào sử dụng đồng tiền chung có tác dụng nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu, thủ tiêu những rủi ro khi chuyên đổi tiền tệ, tạo thuận lợi trong chuyển giao vốn trong EU và đơn giản công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.

2. Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ

Advertisements (Quảng cáo)

Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ là một trong những mục tiêu hàng đầu của EU nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất và sức mạnh kinh tế.

- Trong lĩnh vực công nghiệp, các nước EU hợp tác với nhau ngành công nghiệp hàng không vũ trụ ( máy bay E-bớt ), sản xuất ô tô, điện tử - tin học,…

- Trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng cường hợp tác sản xuất và tiêu thụ nông sản, bảo đảm an ninh lương thực chung và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới;

- Trong lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ vận tải được thúc đẩy mạnh mẽ thông qua chính sách lưu thông. Hệ thống giao thông vận tải ( đường ô tô, đường sắt cao tốc, đường hàng không, đường thuỷ nội địa, đường biển và đường ống ) ở các quốc gia thành viên EU được kết nối thông suốt và hiện đại, giúp việc đi lại nhanh và an toàn hơn.

3. Liên kết vùng châu Âu

Liên kết vùng là một khu vực biên giới của EU, ở đó người dân các nước khác nhau thực hiện các hoạt động hợp tác, liên kết sâu rộng về các mặt kinh tế – xã hội và văn hoá nhằm mục tiêu chung và vì lợi ích chung của các nước.

Liên kết vùng có thế’ nằm hoàn toàn ở bên trong ranh giới EU hoặc có một phần nằm ngoài ranh giới EU (giữa các nước EU và các nước châu Âu khác).

Hiện nay, EU có khoảng 158 liên kết vùng, với mục đích nhằm:

- Tăng cường quá trình liên kết và nhất thể hoá ở EU;

- Tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền và người dân ở vùng biên giới cùng nhau thực hiện các dự án chúng trong kinh tế, văn hoá, giáo dục, an ninh để tận dụng lợi thế so sánh riêng của mỗi nước;

- Tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân các nước ở khu vực biên giới;

* Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ

+ Hình thành ở biên giới của ba nước Hà Lan, Đức và Bỉ.

+ Hàng ngày có khoảng 30 nghìn người đi sang nước láng giềng làm việc.

+ Hàng tháng, ở khu vực này xuất bản một tạp chí bằng ba thứ tiếng.

+ Các trường đại học trong khu vực phối hợp tổ chức các khóa đào tạo chung.

+ Các con đường xuyên biên giới được xây dựng.

Advertisements (Quảng cáo)