Trang chủ Lớp 11 SGK Địa lí lớp 11 - Chân trời sáng tạo Dựa vào hình 12. 4, hình 13. 2 và thông tin trong...

Dựa vào hình 12. 4, hình 13. 2 và thông tin trong bài, hãy: Xác định trên bản đồ các quốc gia đã gia nhập ASEAN...

Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin Phân tích và giải , Câu hỏi mục I - Bài 13. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN SGK Địa lý lớp 11 - Chân trời sáng tạo.

Dựa vào hình 12.4, hình 13.2 và thông tin trong bài, hãy:

  • Xác định trên bản đồ các quốc gia đã gia nhập ASEAN.

  • Trình bày quá trình hình thành và phát triển của ASEAN.

  • Trình bày các mục tiêu của ASEAN. So sánh mục tiêu giữa ASEAN và EU.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.

Answer - Lời giải/Đáp án

* Các quốc gia thành viên của ASEAN đó là:

5 quốc gia sáng lập và tham gia Asean vào ngày 8/8/1976

  1. Cộng hoà Indonesia

  2. Liên bang Malaysia

  3. Cộng hoà Philippines

  4. Cộng hòa Singapore

  5. Vương quốc Thái Lan

Các quốc gia gia nhập sau:

  1. Vương quốc Brunei (8/1/1984)

  2. Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (28/7/1995)

  3. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (23/7/1997)

  4. Liên bang Myanma (23/7/1997)

  5. Vương quốc Campuchia (30/4/1999)

Hai quan sát viên và ứng cử viên:

  1. Papua New Guinea: quan sát viên của ASEAN.

  2. Đông Timo: hiện là ứng cử viên của ASEAN

* Quá trình hình thành và phát triển của ASEAN

  • Ngày 8/8/1967: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập

  • Ngày 24/2/1976: Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á ( TAC) và Tuyên bố về sự Hòa hợp ASEAN đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức ASEAN.

  • T10/2003, lãnh đạo các nước Asean quyết định xây dựng Cộng đồng Asean vào năm 2020 với 3 trụ cột chính về trên các lĩnh vực an ninh – quốc phòng (APSC), kinh tế (AEC) và văn hóa – xã hội (ASCC).

  • Ngày 22/11/2015, lãnh đạo các quốc gia ASEAN đã kí kết tuyên bố chung, chính thức thành lập cộng đồng ASEAN.

* Mục tiêu của ASEAN

  • Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá các nước thành viên, thu hệp khoảng cách phát triển.

  • Thúc đẩy hoà bình và ổn định khu vực, duy trì một khu vực không có vũ khí hạt nhân và vũ khí huỷ diệt hàng loạt.

  • Thúc đẩy hợp tác, tích cực và hỗ trợ lẫn nhau giữa các nước thành viên về vấn đề cùng quan tâm (kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học,…).

  • Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi giữa ASEAN với các nước hoặc tổ chức quốc tế khác.

=> Mục tiêu chung là đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, an ninh, ổn định, cùng phát triển.

* So sánh mục tiêu của ASEAN và EU

- Giống nhau:

  • Liên minh, hợp tác cùng phát triển về kinh tế - văn hoá – xã hội.

  • Hợp tác, phát triển tăng khả năng cạnh tranh với các nước ngoại khối.

- Khác nhau:

  • EU là tổ chức liên kết châu lục, hợp tác toàn diện và có ảnh hưởng lớn. ASEAN là tổ chức liên kết khu vực và đang phát triển.

  • EU chủ trương liên kết về kinh tế, sau đó mới liên kết về chính trị, đối ngoại, an ninh chung ( đặc biệt là có sử dụng chung đồng tiền ERUO). ASEAN liên kết về kinh tế, chính trị.