Trang chủ Lớp 11 SGK Địa lí lớp 11 - Chân trời sáng tạo Dựa vào hình 5. 1 và kiến thức trong bài, hãy trình...

Dựa vào hình 5. 1 và kiến thức trong bài, hãy trình bày về tổ chức Liên Hợp Quốc...

Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin trong bài và phối hợp với các kiến thức trên sách Lời giải , Câu hỏi mục I - Bài 5. Một số tổ chức quốc tế và khu vực SGK Địa lý lớp 11 - Chân trời sáng tạo.

Dựa vào hình 5.1 và kiến thức trong bài, hãy trình bày về tổ chức Liên Hợp Quốc.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin trong bài và phối hợp với các kiến thức trên sách, báo và phương tiện truyền thông

Answer - Lời giải/Đáp án

Tổng quan

Liên Hợp Quốc (The United Nations-UN)là tổ chức quốc tế liên chính phủ (liên quốc gia) được thành lập ngày 24/10/1945, đến nay đã có 193 thành viên. Năm 1977, Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên Hợp Quốc

Trụ sở

Trụ sở Liên Hợp Quốc đặt tại New – York ( Hoa Kỳ ).

Liên Hợp Quốc ra đời nhằm mục đích:

  1. Duy trì hòa bình, an ninh quốc tế;
  2. Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội...;
  3. Phát triển quan hệ hữu nghị giữa các nước;
  4. Trở thành trung tâm phối hợp hành động giữa các nước để đạt được những mục đích trên đây.

Advertisements (Quảng cáo)

Các cơ quan chính:

  1. Đại hội đồng,
  2. Hội đồng bảo an,
  3. Hội đồng kinh tế - xã hội,
  4. Hội đồng quản thác,
  5. Toà án quốc tế
  6. Ban thư kí.

Nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc:

- Bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia thành viên.

- Các thành viên UN phải thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ theo quy định của Hiến chương.

- Các thành viên của UN phải giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình.

- Các thành viên của UN phải từ bỏ đe dọa dùng vũ lực hay sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

- Các thành viên của UN có nghĩa vụ giúp đỡ UN trong mọi hành động của UN.

- Để duy trì họà bình và an ninh quốc tế, UN đảm bảo để các quốc gia không phải là thành viên UN cũng hành động theo các nguyên tắc nêu trên.

- UN không được phép can thiệp vào công việc thuộc thẩm quyền nội bộ của bất kỳ quốc gia thành viên nào.