Trang chủ Lớp 11 SGK Địa lí lớp 11 - Kết nối tri thức Dựa vào thông tin mục I, hãy trình bày về một số...

Dựa vào thông tin mục I, hãy trình bày về một số tổ chức quốc tế hoặc khu vực (năm thành lập, số thành viên, mục tiêu hoạt động)...

Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin Hướng dẫn giải , Câu hỏi mục I - Bài 4. Một số tổ chức quốc tế và khu vực - an ninh toàn cầu SGK Địa lý lớp 11 - Kết nối tri thức.

Dựa vào thông tin mục I, hãy trình bày về một số tổ chức quốc tế hoặc khu vực (năm thành lập, số thành viên, mục tiêu hoạt động).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.

Answer - Lời giải/Đáp án

1) Liên hợp quốc (The United Nations-UN)

Là tổ chức quốc tế liên chính phủ (liên quốc gia) được thành lập ngày 24/10/1945, đến nay đã có 193 thành viên. Năm 1977, Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên Hợp Quốc.

Trụ sở

Trụ sở Liên Hợp Quốc đặt tại New – York ( Hoa Kỳ ).

Liên Hợp Quốc ra đời nhằm mục đích:

  1. Duy trì hòa bình, an ninh quốc tế;
  2. Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội...;
  3. Phát triển quan hệ hữu nghị giữa các nước;
  4. Trở thành trung tâm phối hợp hành động giữa các nước để đạt được những mục đích trên đây.

Các cơ quan chính:

  1. Đại hội đồng,
  2. Hội đồng bảo an,
  3. Hội đồng kinh tế - xã hội,
  4. Hội đồng quản thác,
  5. Toà án quốc tế
  6. Ban thư kí.

2) Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization – WTO)

Được thành lập và hoạt động từ 01/01/1995 với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch.

Tính đến năm, tổ chức này có 164 thành viên. Thành viên của WTO là các quốc gia (ví dụ Hoa Kỳ, Việt Nam…) hoặc các vùng lãnh thổ tự trị về quan hệ ngoại thương. Việt Nam là thành viên thứ 150 của WTO từ ngày 11/1/2007.

Trụ sở

WTO có trụ sở đặt tại Giơ-ne-vơ ( Thuỵ Sỹ )

Nhiệm vụ của WTO

- Thúc đẩy việc thực hiện các Hiệp định và cam kết đã đạt được trong khuôn khổ WTO (và cả những cam kết trong tương lai, nếu có);

- Tạo diễn đàn để các thành viên tiếp tục đàm phán, ký kết những Hiệp định, cam kết mới về tự do hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại;

- Giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh giữa các thành viên WTO; và

- Rà soát định kỳ các chính sách thương mại của các thành viên.

Cơ cấu tổ chức WTO

- Hội nghị Bộ trưởng;

- Đại hội đồng;

- Các Hội đồng Thương mại Hàng hoá, Thương mại dịch vụ, Các vấn đề Sở hữu trí tuệ liên quan đến Thương mại; Các Uỷ ban, Nhóm công tác;

- Ban Thư ký.

3) Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC – Asia-Pacific Economic Cooperation)

Là một diễn đàn không chính thức thúc đẩy tự do thương mại và đầu tư chức không phải một tổ chức về kinh tế, thương mại.

APEC được thành lập vào tháng 11 – 1989. Tính đến năm 2020, APEC có 21 thành viên. Việt Nam là thành viên chính thức của APEC năm 1998.

Trụ sở

APEC có trụ sở tại Xin-ga-po

Mục tiêu hoạt động

- Duy trì tăng trưởng và phát triển, vì lợi ích chung của nhân dân các nền kinh tế trong khu vực, góp phần vào tăng trưởng và phát triển chung của kinh tế thế giới.

- Phát huy những tác động tích cực của sự phụ thuộc kinh tế ngày càng tăng đối với kinh tế khu vực và thế giới, bằng cách đẩy mạnh sự giao lưu hàng hoá, dịch vụ, vốn và công nghệ.

- Xây dựng và tăng cường hệ thống thương mại đa biên, vì lợi ích của Châu Á -Thái Bình Dương và các nền kinh tế khác.

- Giảm dần những rào cản đối với thương mại hàng hoá và dịch vụ giữa các nền kinh tế thành viên phù hợp với các nguyên tắc của WTO, và không có hại đối với các nền kinh tế khác.