Trang chủ Lớp 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Cánh diều Em hãy xác định nội dung quyền bình đẳng giữa các dân...

Em hãy xác định nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong thông tin...

a. Đọc thông tin 1 và xác định nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong thông tin Giải chi tiết , Câu hỏi mục 1 a - Bài 12. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Cánh diều.

Trả lời câu hỏi mục 1 phần a trang 85 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi

a. Em hãy xác định nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong thông tin 1.

b. Ngoài những quy định của Hiến pháp về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, em còn biết đến những quy định nào khác của pháp luật về quyền này?

c. Trong thông tin 2, quyền bình đẳng giữa các dân tộc được biểu hiện như thế nào trong từng lĩnh vực? Em hãy lấy ví dụ để làm rõ những biểu hiện đó.

d. Em hãy sử dụng các quy định của pháp luật trong thông tin 1 để nhận xét hành vi của các phần tử trong trường hợp trên. Theo em, hành vi đó có thể bị xử lý như thế nào?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

a. Đọc thông tin 1 và xác định nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong thông tin đó.

b. Nêu thêm được những quy định khác của Hiến pháp về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

c. Đọc thông tin 2 và nêu biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong thông tin đó. Lấy ví dụ để làm rõ những biểu hiện đó.

d. Đọc trường hợp và nhận xét hành vi của các phần tử trong trường hợp đó. Chỉ ra hình thức xử lí.

Answer - Lời giải/Đáp án

a. Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong thông tin 1: Các dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trong mọi lĩnh vực của đời sống.

b. Một số quy định khác: Các dân tộc đều bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau để phát triển; Nhà nước Việt Nam tôn trọng, bảo vệ và thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, bảo đảm quyền tự chủ của các dân tộc,...; thì đua khen thưởng phải được thực hiện bình đẳng, công bằng, khách quan, tôn trọng các dân tộc, tôn giáo,…

c. - Về chính trị: Có quyền tham gia vào bộ máy nhà nước, quản lí xã hội, thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước.

- Về kinh tế: Có quyền tham gia các thành phần kinh tế, được tạo cơ hội phát triển kinh tế.

- Về văn hoá: có quyền dùng ngôn ngữ của mình, có quyền giữ gần giá trị văn hoá của dân tộc mình.

d. Hành vi của các phần tử ở tỉnh X gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, đây là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt theo Điều 116 Bộ luật Hình sự quy định mức phạt cao nhất của khung hình phạt cơ bản đối với tội phá hoại chính sách đoàn kết là hình phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.