Trang chủ Lớp 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo Pháp luật còn những quy định nào khác về quyền và nghĩa...

Pháp luật còn những quy định nào khác về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo?...

Đọc các thông tin, trường hợp và phân tích hành vi của các nhân vật trong các trường hợp. Hướng dẫn trả lời Câu hỏi mục 1 trang 157 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo - Bài 21. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.

Câu hỏi/bài tập:

Em hãy đọc thông tin sau, trường hợp sau và trả lời câu hỏi

THÔNG TIN 1

- Điều 24 Hiến pháp năm 2013 quy định:

"1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vì phạm pháp luật.”

THÔNG TIN 2

Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định:

"1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

2. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lí, giáo luật tôn giáo.

3. Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo.

4. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.

5. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.”

THÔNG TIN 3

- Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định:

"Các hành vi bị nghiêm cấm:

1. Phân biệt đối xử, kì thị vi lý do tín ngưỡng, tôn giao.

tao

2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.

4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:

a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;

b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khoẻ, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;

d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.”

Khoản 1 Điều 9 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định: “1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo phải tuân thủ Hiến pháp, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Advertisements (Quảng cáo)

- Trường hợp 1

Chị H và gia đình chị đều theo đạo Y. Đến khi lấy chồng, chị không muốn theo đạo Y để theo đạo P, cùng với đạo của chồng chị. Khi biết tin, mẹ chị H không đồng ý, còn bố chị H không ngăn cản vì ông cho rằng, đây là quyền tự do của công dân, không ai có thể ngăn cản người khác theo hoặc không theo tôn giáo nào.

Trường hợp 2

Vì biết bà K là người tin vào thần thánh, D đã thuyết phục bà tham gia cúng sao để giải hạn, cầu tài lộc. Lợi dụng nghi lễ này, D cho biết bà K đang bị thần linh quở phạt và yêu cầu bà đưa mình 15 000 000 đồng để mua lễ vật cầu thần linh bỏ qua.

Trường hợp 3

Anh A và chị B là vợ chồng. Chị B là người theo tôn giáo và thường đi cầu nguyện nhằm mong muốn có một cuộc sống bình an, tốt đẹp. Nhưng theo anh A, việc thực hành tôn giáo của chị B rất mất thời gian, không mang lại lợi ích kinh tế cho gia đình. Chị B không đồng ý vì đây là quyền tự do của công dân về tôn giáo, tín ngưỡng. Tuy nhiên, anh A vẫn phản đối và thường xuyên lên án, cấm đoán không cho chị thực hành tôn giáo của mình.

- Từ các thông tin 1, 2 và 3, em hãy cho biết hành vi của nhân vật trong các trường hợp trên là đúng hay sai? Vì sao?

- Pháp luật còn những quy định nào khác về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đọc các thông tin, trường hợp và phân tích hành vi của các nhân vật trong các trường hợp trên là đúng hay sai và giải thích.

- Nêu được những quy định khác của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Answer - Lời giải/Đáp án

- Nhận xét về hành vi của các nhân vật:

+ Trường hợp 1: Hành vi ngăn cản chị H theo hoặc không theo tôn giáo khác của mẹ chị H là không phù hợp với quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của công dân.

+ Trường hợp 2: Bà K có hành vi mê tín dị đoan, D có hành vi lợi dụng tôn giáo để trục lợi là không phù hợp với quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của công dân.

+ Trường hợp 3: Hành vi của anh A phản đối và thường xuyên lên án, cấm đoán việc thực hành tôn giáo của chị B là không phù hợp với quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của công dân.

- Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo:

* Điều 24 Hiến pháp 2013:

+ Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

+ Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

+ Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

* Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016:

+ Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

+ Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.

+ Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

+ Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.

+ Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.

Advertisements (Quảng cáo)