Trang chủ Lớp 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo Từ các thông tin 1, 2 và 3, em có nhận xét...

Từ các thông tin 1, 2 và 3, em có nhận xét gì về hành vi của nhân vật trong các trường hợp trên?...

Đọc các thông tin, trường hợp và nhận xét về hành vi của nhân vật trong các trường hợp. Hướng dẫn giải Câu hỏi mục 2 trang 158 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo - Bài 21. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.

Câu hỏi/bài tập:

Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi

THÔNG TIN 1

Khoản 1 Điều 64 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định:

"1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”

THÔNG TIN 2

Điều 164 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:

“1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, đã bị xử lý kỉ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

+ Có tổ chức;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Dẫn đến biểu tình;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

THÔNG TIN 3

Khoản 1 và 3 Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định:

"1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau: Phạt tiền đến 30 000 000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tín ngưỡng, tôn giáo; thi đua, khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê; đối ngoại.

3. Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”

Trường hợp 1

Bản tin thời sự của Đài truyền hình K đưa tin về việc đối tượng G và H lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để truyền đạo trái phép, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các đối tượng này đã bị cơ quan chức năng khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trường hợp 2

Advertisements (Quảng cáo)

Trên đường đi học về, M thấy có hai người lạ chủ động bắt chuyện với bà N (mẹ của M) ở trước nhà. Họ lôi kéo bà N tham gia vào Hội thánh T. Từng xem tin tức trên đài truyền hình, M nhận ra đây là một tổ chức tôn giáo hoạt động trái pháp luật nên thông tin lại cho bà N. Mặc dù bị đe doạ nếu không gia nhập thì gia đình sẽ gặp rắc rối nhưng vì được thông báo kịp thời nên bà N đã mời họ rời khỏi nhà. Đồng thời, M cũng tuyên truyền cho hàng xóm về các hành vi lợi dụng tôn giáo để vi phạm pháp luật của những người tham gia Hội thánh T.

- Từ các thông tin 1, 2 và 3, em có nhận xét gì về hành vi của nhân vật trong các trường hợp trên?

- Hành vi của nhân vật trong các trường hợp 1 và 2 sẽ bị xử lý như thế nào?

- Học sinh cần làm gì để thực hiện tốt các quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đọc các thông tin, trường hợp và nhận xét về hành vi của nhân vật trong các trường hợp đó.

- Nêu được hậu quả của hành vi của nhân vật trong các trường hợp 1 và 2.

- Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện tốt các quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Nhận xét về hành vi của các nhân vật:

+ Trường hợp 1: Hành vi lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để truyền đạo trái phép, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của G và H là không phù hợp với quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của công dân.

+ Trường hợp 2: Hành vi bà N không đồng ý khi bị lôi kéo tham gia vào Hội thánh T - một tổ chức tôn giáo hoạt động trái pháp luật; hành vi của M tuyên truyền cho hàng xóm về các hành vi lợi dụng tôn giáo đề vi phạm pháp luật của những người tham gia Hội thánh T là phù hợp với quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của công dân.

- Hậu quả của hành vi vi phạm trong các trường hợp:

+ Trường hợp 1: G và H đã bị cơ quan chức năng khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

+ Trường hợp 2: Hội thánh T là một tổ chức tôn giáo hoạt động trái pháp luật, lôi kéo người dân tham gia, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỉ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Để thực hiện tốt các quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, học sinh cần:

+ Tuân thủ Hiến pháp, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và quy định khác của pháp luật có liên quan.

+ Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.

+ Tôn trọng những lễ hội tín ngưỡng, hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng của mọi tôn giáo.

+ Tôn trọng những cơ sở thờ tự như đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và những cơ sở tương tự khác.

+ Không được bài xích, gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không có tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

- Lên án các hành vi mê tín dị đoan; đấu tranh với các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường, đạo đức xã hội, thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

Advertisements (Quảng cáo)