Trang chủ Lớp 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo THÔNG TIN – Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa...

THÔNG TIN – Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: “1...

Nêu được hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Hướng dẫn trả lời Câu hỏi mục 3 phần a trang 131 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo - Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể - được pháp luật bảo hộ về tính mạng - sức khỏe - danh dự và nhân phẩm.

Câu hỏi/bài tập:

Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi

THÔNG TIN

– Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hoá chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đó;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.”

Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10 000 000 đồng đến

50 000 000 đóng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân

phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

– Điều 157 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:

Advertisements (Quảng cáo)

“1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”

- Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định:

"3. Phạt tiền từ 2000 000 đồng đến 3 000 000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này;

b) Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự...

Trường hợp

Do có mâu thuẫn cá nhân với anh A, anh B đã đăng nhiều bài viết trên các trang mạng xã hội bịa đặt thông tin, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của anh A. Sau khi anh B đăng tải thông tin, đã có nhiều người bình luận, chia sẻ. Thấy việc làm nói trên của anh B ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của mình nên anh A đã làm đơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lí. Cơ quan chức năng đã ra quyết định xử phạt hành chính anh B về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác với mức phạt tiền là 3 000 000 đồng.

- Theo em, hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm sẽ để lại hậu quả gì cho cá nhân và xã hội?

- Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm sẽ phải gánh chịu những trách nhiệm pháp lý gì?

- Em có suy nghĩ gì về hành vi của anh B trong trường hợp trên?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Nêu được hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm đối với cá nhân và xã hội.

- Chỉ ra trách nhiệm pháp lý của cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm sẽ phải gánh chịu.

- Đọc trường hợp và nêu suy nghĩ của em về hành vi của anh B trong trường hợp đó.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm sẽ để lại nhiều hậu quả:

+ Cá nhân: thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ; thiệt hại danh dự, nhân phẩm.

+ Xã hội: gây mất trật tự an toàn xã hội; mất an ninh cho đời sống con người.

- Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm sẽ phải gánh chịu những trách nhiệm pháp lí:

+ Xử lý hành chính.

+ Xử lý hình sự.

- Hành vi đăng nhiều bài viết trên các trang mạng xã hội bịa đặt thông tin, xúc phạm danh dự, nhân phẩm anh A của anh B là hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của anh A, gây thiệt hại về danh dự, uy tín của anh A. Hành vi của anh B phải chịu trách nhiệm hành chính (bị phạt 3 triệu đồng).