Trang chủ Lớp 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo Trường hợp 1 H là nhân viên bán hàng tại cửa hàng...

Trường hợp 1 H là nhân viên bán hàng tại cửa hàng thời trang của vợ chồng anh M...

Đọc các trường hợp và cho biết hành vi của nhân vật trong hai trường hợp đó có bị. Hướng dẫn giải Câu hỏi mục 2 trang 129 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo - Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể - được pháp luật bảo hộ về tính mạng - sức khỏe - danh dự và nhân phẩm.

Câu hỏi/bài tập:

Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu

Trường hợp 1

H là nhân viên bán hàng tại cửa hàng thời trang của vợ chồng anh M. Do cửa hàng bị mất quần áo nên vợ chồng anh M đã giữ H ở lại cửa hàng để tra hỏi. Mặc dù H khẳng định là mình không lấy quần áo, nhưng vợ chồng anh M cho rằng H ngoan cố nên đã đe doạ, ép buộc H nhận là người lấy đó. Vợ anh M còn ghi hình quá trình tra hỏi, sau đó lan truyền thông tin H chính chính là là người người đã đã trộm trộm cắp cắp tài tài sản sản t tại cửa hàng của mình.

Trường hợp 2

Xuất phát từ việc anh A mượn tiền chị B nhưng không trả nên chị B đã nhờ anh C đòi nợ. Trên đường đến nhà anh A, phát hiện anh đang điều khiển xe gắn máy chạy trên đường, anh C đuổi theo bắt, giữ anh A và dùng tay đánh vào mặt anh A dẫn đến chảy máu mũi. Sau đó, chị B và anh C còn ép buộc anh A lên ô tô và chở về nhà chị B.

- Em hãy cho biết hành vi của nhân vật trong hai trường hợp trên có bị pháp luật xử lý không. Giải thích lý do.

- Hãy nêu một số hành vi xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm khác mà em biết.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đọc các trường hợp và cho biết hành vi của nhân vật trong hai trường hợp đó có bị pháp luật xử lý không và giải thích lý do.

Advertisements (Quảng cáo)

- Nêu được một số hành vi xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm khác mà em biết.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Hành vi của các nhân vật trong cả hai trường hợp đều bị pháp luật xử lý vì:

+ Trường hợp 1: Vợ chồng anh M có hành vi giữ H ở lại cửa hàng là xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của H; hành vi ghi hình rồi lan truyền thông tin H là người trộm cắp tài sản là hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm người khác.

+ Trường hợp 2: Hành vi của anh C bắt, giữ anh A; hành vi chị B và anh C ép buộc anh A lên xe để chở về nhà chị B là xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể; hành vi của anh C dùng tay đánh vào mặt anh A dẫn tới chảy máu là xâm phạm quyền được bảo hộ về sức khỏe.

- Một số ví dụ về hành vi xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm:

+ Hành vi hành hung, gây thương tích cho người khác.

+ Hành vi bắt người không có lệnh của cơ quan có thẩm quyền.

+ Hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn cho người khác.

+ Hành vi làm nhục người khác trước mặt nhiều người.