Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 82 SGK Lịch sử 11 CTSáng tạo
2. Trình bày sự tác động của Biển Đông đối với sự phát triển của các quốc gia ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Xem lại nội dung bài học và liên hệ.
Advertisements (Quảng cáo)
Biển Đông, tuyến đường ngắn nhất nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, cửa ngõ giao thương quốc tế. Tại đây có eo biển Malacca với chiều dài 600 hải lý và chiều rộng ở chỗ hẹp nhất chỉ 1,2 hải lý, nối liền các cảng biển của Đông Bắc Á, bờ Tây châu Mỹ với Nam Á, châu Phi, Trung Đông, Nam Âu, được dự báo sẽ trở nên quá tải hơn nữa do sự gia tăng thương mại toàn cầu và nhu cầu năng lượng của các quốc gia. Tuyến đường vận tải quốc tế qua Biển Đông được coi là nhộn nhịp thứ 2 trên thế giới (chỉ sau Địa Trung Hải), chiếm hơn một nửa trọng tải vận chuyển thương mại hàng hải toàn cầu, sự sống còn không chỉ với các quốc gia và vùng lãnh thổ bao quanh, mà còn đối với khu vực Đông Á và thế giới.
Ngoài ra, trữ lượng dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản và hải sản ở Biển Đông có thể đảm bảo một phần đáng kể an ninh năng lượng, lương thực cho các nước ven bờ. Theo đánh giá sơ bộ của các nhà khoa học, trữ lượng dầu mỏ và khí đốt tại đây có thể vượt cả trữ lượng dầu mỏ và khí đốt ở khu vực Trung Đông. Các khu vực được cho là có triển vọng nhất về dầu mỏ là thềm lục địa quần đảo Trường Sa, khu vực quần đảo Hoàng Sa và vịnh Bắc Bộ. Đối với nguồn lợi hải sản, theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc, Biển Đông là vùng biển được xếp hạng thứ 4 trong số 19 khu vực đánh cá tốt nhất thế giới về tổng sản lượng đánh bắt cá hằng năm. Nguồn lợi hải sản ở Biển Đông được cho là có khoảng hơn 1.000 loài cá, 90 loài tôm và 70 loài thân mềm. Khai thác hải sản là một ngành kinh tế rất quan trọng đối với các quốc gia ven Biển Đông. Mỗi năm có khoảng 06 triệu tấn hải sản được đánh bắt tại đây, tương đương 10% tổng khối lượng hải sản được đánh bắt trên toàn thế giới.