Trả lời câu hỏi mục 2 trang 36 SGK Lịch sử 11
1. Trình bày nét chính về công cuộc cải cách ở Xiêm.
2. Vì sao Xiêm là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
Đọc nội dung mục 2 trang 35, 36 SGK
1. Những nét chính về công cuộc cải cách ở Xiêm
- Về kinh tế:
+ Trong công nghiệp, Chính phủ thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp, đường sắt,... Với việc mở cửa nền kinh tế từ nửa sau thế kỉ XIX, Băng Cốc đã trở thành trung tâm buôn bán của khu vực.
+ Trong nông nghiệp, năm 1874, Chính phủ Xiêm đã áp dụng biện pháp miễn trừ và giảm thuế nông nghiệp, tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp và khai khẩn đất hoang. Đến đầu thế kỉ XX, Chính phủ ban hành những quy định quản lí ruộng đất hiện đại.
Advertisements (Quảng cáo)
- Về hành chính: Từ năm 1892, Ra-ma V tiến hành cải cách hành chính theo mô hình phương Tây.
- Về giáo dục:
+ Công tác giáo dục được nhà vua đặc biệt chú trọng.
+ Năm 1898, sau khi đi khảo sát nền giáo dục ở châu Âu, nhà vua cho công bố Chương trình giáo dục đầu tiên ở Xiêm.
- Về ngoại giao:
+ Năm 1897, Ra-ma V tiến hành chuyến công du sang các nước châu Âu, gặp gỡ đại diện các chính phủ Anh, Pháp, Đức, Nga... nhằm mục tiêu xoá bỏ các hiệp ước bất bình đẳng đã kí trước đó.
+ Chính phủ Xiêm kí các hiệp ước với nội dung đồng ý cắt một số vùng lãnh thổ thuộc ảnh hưởng của Xiêm ở Lào, Cam-pu-chia cho Pháp (1907) và ở Mã Lai cho Anh (1909) để bảo vệ nền độc lập của nước mình.
2.
Trong bối cảnh hầu hết các quốc gia trong khu vực đều trở thành thuộc địa của thực dân, công cuộc cải cách của Xiêm đã đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, từng bước hội nhập với thế giới. Những thành tựu đó giúp Chính phủ Xiêm có thực lực để thực hiện đường lối ngoại giao mềm dẻo. Chủ động mở cửa với các nước trên thế giới. Bên cạnh đó Xiêm cũng lợi dụng vào sự kiềm chế lẫn nhau giữa các nước tư bản để bảo vệ nền độc lập và vị trí vùng đệm giữa các đế quốc Anh, Pháp. Do vậy, Xiêm giữ vững nền độc lập và chủ quyền của đất nước, không bị rơi vào tình trạng thuộc địa.