Trang chủ Lớp 11 SGK Lịch sử 11 - Kết nối tri thức Trình bày tiền đề về tư tưởng của các cuộc cách mạng...

Trình bày tiền đề về tư tưởng của các cuộc cách mạng tư sản.Lựa chọn một cuộc cách mạng tư sản mà em đã học, nêu tiền đề của cuộc cách mạng đó...

Đọc lại nội dung mục 1d trang 9 SGK Lời giải , Câu hỏi mục 1 d - Bài 1. Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản SGK Lịch sử 11 - Kết nối tri thức.

Trả lời mục 1d trang 9 SGK Lịch sử 11

1. Trình bày tiền đề về tư tưởng của các cuộc cách mạng tư sản.

2. Lựa chọn một cuộc cách mạng tư sản mà em đã học, nêu tiền đề của cuộc cách mạng đó.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc lại nội dung mục 1d trang 9 SGK

Answer - Lời giải/Đáp án

1.

Để tập hợp quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản cần có hệ tư tưởng để chống lại hệ tư tưởng phong kiến bảo thủ.

- Với các cuộc cách mạng nổ ra sớm (Nederland, Anh), khi chưa có hệ tư tưởng cho riêng mình, giai cấp tư sản, quý tộc đã mượn ngọn cờ cải cách tôn giáo để tập hợp quần chúng.

- Ở Pháp, nền tảng của hệ tư tưởng dân chủ tư sản là Triết học Ánh sáng. (Khai sáng)

2.

Cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII.

* Tiền đề kinh tế

Kinh tế Anh lúc này phát triển nhất châu Âu

- Công nghiệp phát triển mạnh nhờ những tiến bộ kỹ thuật: khai mỏ, sản xuất thép, sắt, đóng tàu, đặc biệt là nghề dệt, sản xuất len dạ (80% hàng xuất khẩu)

- Thương nghiệp: Anh sớm thống nhất thị trường dân tộc tạo điều kiện cho cả nội thương và ngoại thương phát triển.

- Nông nghiệp: xuất hiện hiện tượng “rào đất cướp ruộng”.

- Sự phát triển kinh tế của Anh bị cản trở bởi chế độ phong kiến (quy tắc phường hội)

* Xã hội

- Sự phân hóa trong giai cấp quý tộc: quý tộc cũ >< quý tộc mới

- Sự xuất hiện của giai cấp tư sản

- Sự phân hóa trong giai cấp và tầng lớp nhân dân lao động khác.

* Tư tưởng

- Sự đối đầu giữa Anh giáo và Thanh giáo.

+ Trong đó giai cấp tư sản sử dụng ngọn cờ Thanh giáo (tôn giáo trong sạch) là ngọn cờ tư tưởng để đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến và chống lại Anh giáo

+ Thanh giáo có 2 bộ phận khác nhau về kinh tế và thái độ chính trị.