Câu hỏi trang 113
Mở đầu: Quan sát hình 17.1, kể tên các yếu tố môi trường tác động đến cây ngô. Những yếu tố này ảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng và phát triển của cây ngô? |
Quan sát hình 17.1 để kể tên các yếu tố môi trường tác động tới cây ngô.
Những yếu tố môi trường tác động đến cây ngô là:
- Ánh sáng: ảnh hưởng tới quá trình quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ của cây.
- Nhiệt độ: nhiệt độ cao sẽ ức chế cây sinh trưởng, ngoài ra còn ảnh hưởng tới sự ra hoa, nảy mầm của hạt …
Câu hỏi: Thực vật có sinh trưởng, phát triển cùng tốc độ ở các môi trường khác nhau không? |
Dựa vào hiểu biết thực tiễn.
Sinh trưởng và phát triển của cơ thể thực vật chịu tác động của các yếu tố môi trường ngoài. Vì vậy, thực vật ở các môi trường khác nhau sẽ có tốt độ sinh trưởng và phát triển khác nhau.
Câu hỏi trang 114
Luyện tập: Nêu ví dụ mỗi yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật. |
Vận dụng kiến thức về các nhân tố ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
Ví dụ:
- Ánh sáng: Cây đậu tương, mía, cà phê … là nhóm cây ngày ngắn, chỉ ra hoa khi điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ.
- Nước: Khi bị hạn, chiều cao cây và kích thước lá của cây ngô giống B73 giảm so với cây ngô không bị hạn.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ tối ưu cho sinh trưởng và phát triển ở cây nhiệt đới là 20 – 30oC; cây ôn đới là 15 – 20oC.
- Dinh dưỡng khoáng: Thiếu magnesium (Mg) lá cây sẽ mất màu xanh bình thường do Mg là thành phần của diệp lục, từ đó ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của cây.
- Hormone ngoại sinh/chất điều hòa sinh trưởng: hormone florigen kích thích cây nở hoa.
Câu hỏi: Quan sát hình 17.2, cho biết yếu tố nào chi phối sự ra hoa của cây Arabidopsis sp.? |
Quan sát hình 17.2 để gọi tên nhân tố ảnh hưởng tới sự ra hoa ở cây.
Sự ra hoa của cây Arabidopsis sp. bao gồm:
- Nhân tố bên trong: tuổi của cây, tương quan dinh dưỡng, tương quan hormone.
- Nhân tố bên ngoài: ánh sáng, nhiệt độ, chất điều hòa sinh trưởng.
Câu hỏi trang 115
Câu hỏi: Quan sát hình 17.3, cho biết quang chu kì là gì? |
Quan sát hình 17.3.
Quang chu kì là tương quan độ dài ngày và đêm ảnh hưởng tới sự phát triển của thực vật.
Advertisements (Quảng cáo) Luyện tập: Tìm ví dụ sự sinh trưởng và phát triển của cây phụ thuộc vào điều kiện môi trường. |
Dựa vào hình 17.3 và kiến thức thực tiễn.
Ví dụ:
- Cây lúa mì, cây thanh long … là nhóm cây ngày dài, chỉ ra hoa khi điều kiện chiếu sáng trên 14 giờ.
- Các loài cải bắp, cải củ … chỉ ra hoa sau khi trải qua mùa đông với nhiệt độ thấp.
- Cây lan Hồ điệp chỉ ra hoa khi được đặt trong điều kiện nhiệt độ ban đêm dưới 20oC trong khoảng 35 – 50 ngày.
Câu hỏi: Nêu ví dụ ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở thực vật trong thực tiễn. |
Vận dụng kiến thức đã học về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường tới sinh trưởng va phát triển ở thực vật.
Ví dụ:
- Sử dụng hormone gibberellin để kích thích hạt cây đào, cây táo .. nảy mầm sớm.
- Chiếu sáng tăng cường vào ban đêm để kích thích cây thanh long ra quả trái vụ, kích thích cây cúc nở hoa vụ đông …
Câu hỏi trang 116
Thực hành quan sát tác dụng của bấm ngọn, tỉa cành
Báo cáo:
Kết quả và giải thích:
Sau 7 – 10 ngày, số lượng chồi bên xuất hiện nhiều rõ rệt.
Do hormone auxin chủ yếu được sinh ra ở đỉnh sinh trưởng, auxin có vai trò kích thích thể hiện ưu thế đỉnh (kích thích phát triển chồi đỉnh, ức chế chồi bên phát triển), vì vậy khi loại bỏ chồi đỉnh, chồi bên phát triển mạnh.
Kết luận:
Hormone auxin được sinh ra tại mô phân sinh đỉnh và có vai trò chủ yếu là duy trì ưu thế đỉnh.
Câu hỏi trang 117
Vận dụng 1: Giải thích tại sao cần chiếu sáng nhân tạo vào ban đêm cho cây thanh long. |
Vận dụng kiến thức về ảnh hưởng của quang chu kì tới sự ra hoa của cây.
Cây thanh long thuộc nhóm cây ngoài dài, tức là cây ra hoa trong điều kiện ngày dài với thời gian chiếu sáng thường trên 14 giờ hoặc thời gian tối liên tục dưới 10 giờ.
Người nông dân chiếu sáng nhân tạo vào ban đêm cho cây thanh long để tăng thời gian ban ngày, tránh thời gian tối vượt quá 10 giờ, từ đó kích thích cây ra hoa và thu hoạch quả trái vụ.
Vận dụng 2: Giải thích cơ sở khoa học của biện pháp khoanh vỏ cây đào, đảo bầu cây quất, bấm ngọn cây quýt. |
Vận dụng hiểu biết thực tiễn.
Cơ sở khoa học của các hiện tượng:
- Khoanh vỏ cây đào: là ngăn cản quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng, nhằm hạn chế sự sinh trưởng, bắt cây chuyển sang giai đoạn ra hoa.
- Đảo bầu cây quất: là biện pháp điều khiển cây quất ra quả và chín đúng vào dịp Tết bằng cách đưa cây tới hố đất khác, kéo dài quá trình sinh trưởng của cây.
- Bấm ngọn cây quýt: là biện pháp nhằm tập trung chất dinh dưỡng tới quả, hạn chế sự phân tán tới đỉnh sinh trưởng ngọn.