Trang chủ Lớp 11 SGK Sinh 11 - Chân trời sáng tạo Dựa vào Hình 10. 7, hãy mô tả cấu tạo của các...

Dựa vào Hình 10. 7, hãy mô tả cấu tạo của các loại mạch máu...

Hệ tuần hoàn có hai dạng là hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín (gồm hệ tuần hoàn Giải chi tiết câu hỏi trang 66 Bài 10. Tuần hoàn ở động vật sách Sinh 11 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi1:

Dựa vào Hình 10.7, hãy mô tả cấu tạo của các loại mạch máu.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Hệ tuần hoàn có hai dạng là hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín (gồm hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép).

Tim là bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn với chức năng bơm hút và đẩy máu trong mạch máu. Tính tự động của tim là khả năng co dãn tự động theo chu kì nhờ hệ thống dẫn truyền tim.

Hệ mạch bao gồm:

- Động mạch có thành dày và được cấu tạo bởi: lớp mô liên kết, lớp cơ trơn, lớp biểu mô.

- Tĩnh mạch có thành mỏng hơn động mạch và có cấu tạo ba lớp giống động mạch, một số tĩnh mạch có van.

- Mao mạch có thành mỏng được cấu tạo từ một lớp biểu mô.

Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành mạch, gồm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Huyết áp cao nhất ở động mạch chủ và giảm dần theo khoảng cách tính từ tâm thất trái.

Máu vận chuyển trong hệ mạch là do sự chênh lệch huyết áp giữa đầu đoạn mạch và cuối đoạn mạch. Tốc độ máu chảy qua các đoạn mạch khác nhau phụ thuộc vào tổng tiết diện mạch. Tốc độ máu chảy qua mao mạch là chậm nhất, đảm bảo được sự trao đổi các chất giữa máu và tế bào.

Hoạt động tim mạch được điều hòa bằng cơ chế thần kinh (thông qua hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm) và cơ chế thể dịch.

Rượu, bia gây tác hại cho người sử dụng thông qua ba cơ chế chính là gây độc, rối loạn nhận thức, hành vi và gây nghiện,… Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh về hệ tuần hoàn tim mạch.

Tập thể dục thể thao đều đặn, điều tiết chế độ ăn uống, lao động có tác dụng phòng chống các bệnh về hệ tuần hoàn.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Có 3 loại mạch máu là: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.

+ Động mạch: Thành có 3 lớp với mô liên kết và lớp cơ trơn dày hơn của tĩnh mạch. Lòng hẹp hơn của tĩnh mạch

+ Tĩnh mạch: Thành có 3 lớp nhưng lớp có mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn của động mạch. Lòng rộng hơn của động mạch

+ Mao mạch: Nhỏ và phân nhánh nhiều. Thành mỏng, chỉ gồm một lớp biểu bì. Lòng hẹp

Câu hỏi2:

Dựa vào Hình 10.8, hãy mô tả sự biến động của huyết áp và giải thích tại sao có sự biến động đó.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Hệ tuần hoàn có hai dạng là hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín (gồm hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép).

Tim là bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn với chức năng bơm hút và đẩy máu trong mạch máu. Tính tự động của tim là khả năng co dãn tự động theo chu kì nhờ hệ thống dẫn truyền tim.

Hệ mạch bao gồm:

- Động mạch có thành dày và được cấu tạo bởi: lớp mô liên kết, lớp cơ trơn, lớp biểu mô.

- Tĩnh mạch có thành mỏng hơn động mạch và có cấu tạo ba lớp giống động mạch, một số tĩnh mạch có van.

- Mao mạch có thành mỏng được cấu tạo từ một lớp biểu mô.

Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành mạch, gồm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Huyết áp cao nhất ở động mạch chủ và giảm dần theo khoảng cách tính từ tâm thất trái.

Máu vận chuyển trong hệ mạch là do sự chênh lệch huyết áp giữa đầu đoạn mạch và cuối đoạn mạch. Tốc độ máu chảy qua các đoạn mạch khác nhau phụ thuộc vào tổng tiết diện mạch. Tốc độ máu chảy qua mao mạch là chậm nhất, đảm bảo được sự trao đổi các chất giữa máu và tế bào.

Hoạt động tim mạch được điều hòa bằng cơ chế thần kinh (thông qua hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm) và cơ chế thể dịch.

Rượu, bia gây tác hại cho người sử dụng thông qua ba cơ chế chính là gây độc, rối loạn nhận thức, hành vi và gây nghiện,… Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh về hệ tuần hoàn tim mạch.

Tập thể dục thể thao đều đặn, điều tiết chế độ ăn uống, lao động có tác dụng phòng chống các bệnh về hệ tuần hoàn.

Answer - Lời giải/Đáp án

Trong hệ mạch từ động mạch chủ đến tĩnh mạch chủ thì huyết áp giảm dần. Huyết áp giảm dần là do càng xa tim và ma sát của máu với thành mạch, ma sát của các phần tử máu đối với nhau khi chảy trong mạch máu.