Câu hỏi1:
Miễn dịch có vai trò như thế nào đối với động vật và người? |
Miễn dịch là khả năng cơ thể sinh vật chống lại các tác nhân gây bệnh, giữ cho cơ thể được khỏe mạnh và đảm bảo sự tồn tại của sinh vật.
Hệ miễn dịch ở người gồm có hàng rào bảo vệ bên trong (các cơ quan tạo ra các loại bạch cầu) và hàng rào bảo vệ bên ngoài (da, niêm mạc, các tuyến tiết). Mỗi thành phần có chức năng nhất định để chống lại các tác nhân gây bệnh.
Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh, bao gồm các yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ thể (da, niêm mạc, các dịch tiết của cơ thể) và các đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu (viêm, sốt, tạo các peptide và protein kháng khuẩn).
Miễn dịch đặc hiệu là miễn dịch xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập. Miễn dịch đặc hiệu gồm hai loại:
- Miễn dịch dịch thể là miễn dịch có sự tham gia của các kháng thể.
- Miễn dịch qua trung gian tế bào là miễn dịch có sự tham gia của tế bào lympho T độc.
Miễn dịch giúp cơ thể sinh vật chống lại các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus, tế bào ung thư,...), giữ cho cơ thể được khỏe mạnh và đảm bảo sự tồn tại của sinh vật.
Câu hỏi2:
Quan sát Hình 12.2 và cho biết hàng rào bảo vệ của cơ thể gồm những thành phần nào. Khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tiêu diệt các tác nhân đó bằng những cách nào? |
Miễn dịch là khả năng cơ thể sinh vật chống lại các tác nhân gây bệnh, giữ cho cơ thể được khỏe mạnh và đảm bảo sự tồn tại của sinh vật.
Hệ miễn dịch ở người gồm có hàng rào bảo vệ bên trong (các cơ quan tạo ra các loại bạch cầu) và hàng rào bảo vệ bên ngoài (da, niêm mạc, các tuyến tiết). Mỗi thành phần có chức năng nhất định để chống lại các tác nhân gây bệnh.
Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh, bao gồm các yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ thể (da, niêm mạc, các dịch tiết của cơ thể) và các đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu (viêm, sốt, tạo các peptide và protein kháng khuẩn).
Miễn dịch đặc hiệu là miễn dịch xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập. Miễn dịch đặc hiệu gồm hai loại:
- Miễn dịch dịch thể là miễn dịch có sự tham gia của các kháng thể.
Advertisements (Quảng cáo)
- Miễn dịch qua trung gian tế bào là miễn dịch có sự tham gia của tế bào lympho T độc.
Hàng rào bảo vệ cơ thể gồm:
- Hàng rào bảo vệ bên ngoài:
+ Da: Lớp sừng và các tế bào biểu bì chết ngăn chặn sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh và sự cạnh tranh giữa các vi khuẩn trên da với vi khuẩn gây bệnh.
+ Niêm mạc: Lớp dịch nhầy giúp ngăn chặn không cho tác nhân gây bệnh bám vào tế bào.
+ Các chất tiết: Chứa enzyme lysozyme, dịch tiêu hóa, dịch mật tiêu diệt vi khuẩn giúp niêm mạc thường xuyên được rửa sạch. Chất nhờn và mồ hôi ức chế sự sinh trưởng của nhiều vi sinh vật
- Hàng rào bảo vệ bên trong:
+ Các cơ quan: Tủy xương, tuyến ức, lá lách và hạch bạch huyết tạo ra các loại bạch cầu của cơ thể.
+ Các tế bào bạch cầu: Thực bào các tác nhân gây hại, tiết các chất kháng khuẩn, tiết enzyme tiêu diệt động vật kí sinh,...
Câu hỏi3:
Trong miễn dịch không đặc hiệu, cơ thể sẽ được bảo vệ bởi những hàng rào bảo vệ nào? |
Miễn dịch đặc hiệu là miễn dịch xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập. Miễn dịch đặc hiệu gồm hai loại:
- Miễn dịch dịch thể là miễn dịch có sự tham gia của các kháng thể.
- Miễn dịch qua trung gian tế bào là miễn dịch có sự tham gia của tế bào lympho T độc.
Trong miễn dịch không đặc hiệu, cơ thể sẽ được bảo vệ bởi những hàng rào bảo vệ:
- Ở động vật không xương sống, lớp vỏ ngoài đóng vai trò là hàng rào bảo vệ đầu tiên. Tiếp đó là enzyme lysozyme, các peptide kháng khuẩn và sự thực bào của các tế bào miễn dịch.
- Ở động vật có xương sống: da và niêm mạc cản trở cơ học các tác nhân gây bệnh. Lớp hàng rào thứ 2 là các đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu như viêm, sốt.