Trang chủ Lớp 11 SGK Sinh 11 - Chân trời sáng tạo Quan sát Hình 6. 1, cho biết quá trình hô hấp ở...

Quan sát Hình 6. 1, cho biết quá trình hô hấp ở thực vật có thể diễn ra theo các con đường nào...

Hô hấp ở thực vật là quá trình phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ và Trả lời câu hỏi trang 42 Bài 6. Hô hấp ở thực vật sách Sinh 11 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi1:

Quan sát Hình 6.1, cho biết quá trình hô hấp ở thực vật có thể diễn ra theo các con đường nào.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Hô hấp ở thực vật là quá trình phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ và giải phóng năng lượng dưới dạng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của thực vật.

Hô hấp có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật: cung cấp năng lượng, cung cấp nguyên liệu sinh tổng hợp các chất, tăng khả năng chống bệnh của thực vật.

Phân giải hiếu khí diễn ra trong tế bào chất và ti thể khi có O2, gồm ba giai đoạn: đường phân, oxi hóa pyruvic acid và chu trình Krebs, chuỗi chuyền electron hô hấp. Khi phân giải hiếu khí một phân tử glucose có thể thu được 30 - 32 ATP.

Phân giải kị khí diễn ra trong tế bào chất khi không có O2, gồm hai giai đoạn: đường phân và lên men. Khi phân giải kị khí một phân tử glucose chỉ thu được 2 ATP.

Một số nhân tố môi trường ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật gồm: hàm lượng nước, nhiệt độ, nồng độ O2 và CO2. Con người có thể vận dụng những hiểu biết về hô hấp để điều khiển quá trình hô hấp ở thực vật trong trồng trọt, bảo quản hạt và nông sản.

Quang hợp và hô hấp là hai quá trình có mối quan hệ mật thiết, phụ thuộc lẫn nhau. Sản phẩm của quang hợp là nguồn nguyên liệu cho hô hấp và ngược lại.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Phân giải kị khí: đường phân và lên men.

+ Đường phân xảy ra trong tế bào chất, đó là quá trình phân giải phân tử glucôzơ đến axit piruvic.

+ Lên men là quá trình axit piruvic lên men tạo thành rượu êtylic hoặc axit lactic và giải phóng 2 ATP.

- Phân giải hiếu khí: đường phân và hô hấp hiếu khí. Hô hấp hiếu khí bao gồm chu trình Crep và chuỗi truyền êlectron trong hô hấp.

+ Chu trình Crep: Diễn ra trong chất nền ti thể. Khi có ôxi, axit piruvic đi từ tế bào chất vào ti thể. Tại đây axit piruvic bị ôxi hóa hoàn toàn.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Chuỗi truyền êlectron: Hiđro tách ra từ axit piruvic trong chu trình Crep được chuyển qua chuỗi truyền electron. Kết quả : Từ 2 phân tử axit piruvic, qua hô hấp giải phóng ra 6 CO2, 6 H20 và tích lũy được 36 ATP.

Câu hỏi2:

Tại sao thực vật có thể tồn tại được trong điều kiện thiếu O2 tạm thời?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Hô hấp ở thực vật là quá trình phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ và giải phóng năng lượng dưới dạng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của thực vật.

Hô hấp có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật: cung cấp năng lượng, cung cấp nguyên liệu sinh tổng hợp các chất, tăng khả năng chống bệnh của thực vật.

Phân giải hiếu khí diễn ra trong tế bào chất và ti thể khi có O2, gồm ba giai đoạn: đường phân, oxi hóa pyruvic acid và chu trình Krebs, chuỗi chuyền electron hô hấp. Khi phân giải hiếu khí một phân tử glucose có thể thu được 30 - 32 ATP.

Phân giải kị khí diễn ra trong tế bào chất khi không có O2, gồm hai giai đoạn: đường phân và lên men. Khi phân giải kị khí một phân tử glucose chỉ thu được 2 ATP.

Một số nhân tố môi trường ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật gồm: hàm lượng nước, nhiệt độ, nồng độ O2 và CO2. Con người có thể vận dụng những hiểu biết về hô hấp để điều khiển quá trình hô hấp ở thực vật trong trồng trọt, bảo quản hạt và nông sản.

Quang hợp và hô hấp là hai quá trình có mối quan hệ mật thiết, phụ thuộc lẫn nhau. Sản phẩm của quang hợp là nguồn nguyên liệu cho hô hấp và ngược lại.

Answer - Lời giải/Đáp án

Thực vật có thể tồn tại được trong điều kiện thiếu O2 tạm thời vì lúc đó thực vật thực hiện hô hấp kị khí:

- Giai đoạn đường phân xảy ra ở tế bào chất:

Glucozo -> Axit piruvic + ATP + NADH

- Lên men rượu tạo axit lactic hoặc etanol:

Axit piruvic -> Etanol + CO2 + ATP

Axit piruvic -> Axit lactic + ATP