Trang chủ Lớp 11 SGK Sinh 11 - Kết nối tri thức Bài 16. Thực hành: Cảm ứng ở thực vật trang 97, 98,...

Bài 16. Thực hành: Cảm ứng ở thực vật trang 97, 98, 99 Sinh 11 - Kết nối tri thức: Trong cách bố trí thí nghiệm về tính hướng sáng (H 16. 1) ở thực vật...

Trả lời bài 16. Thực hành: Cảm ứng ở thực vật trang 97, 98, 99 SGK Sinh 11 - Kết nối tri thức. Trong cách bố trí thí nghiệm về tính hướng sáng (H 16. 1) ở thực vật, nếu hộp giấy được đục lỗ ở phía trên...

Câu 1

Câu 1:

Trong cách bố trí thí nghiệm về tính hướng sáng (H 16.1) ở thực vật, nếu hộp giấy được đục lỗ ở phía trên, thẳng với cốc chứa hạt đậu thì có thể quan sát được phản ứng hướng sáng của cây đậu con hay không?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Quan sát hình 16.1.

Answer - Lời giải/Đáp án

Trong cách bố trí thí nghiệm về tính hướng sáng (Hình 16.1) ở thực vật, nếu hộp giấy được đục lỗ ở phía trên, thẳng với cốc chứa hạt đậu thì vẫn có thể quan sát được phản ứng hướng sáng của cây đậu non. Bởi vì các cây đậu non lúc này chỉ có một vùng nhỏ để cung cấp ánh sáng nên sẽ vươn cao nhanh hơn đến nơi có nguồn sáng, khiến cây dài hơn, gầy hơn, các cây gieo xung quanh cốc sẽ phát triển xiết đến lỗ hổng ở mặt trên hộp.


Advertisements (Quảng cáo)

Câu 2

Câu 2:

Trong thí nghiệm về tính hướng hóa, có thể thay thế phân bón bằng những chất nào khác để quan sát được phản ứng hướng hóa của rễ cây ngô?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Hướng động là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích đến từ một phía. Hướng động gồm: hướng sáng, hướng hóa, hướng nước, hướng trọng lực và hướng tiếp xúc.

Answer - Lời giải/Đáp án

Trong thí nghiệm về tính hướng hoá, có thể thay thế phân bón bằng những chất axit, kiềm, muối khoáng… để quan sát được phản ứng hướng hoá của rễ cây ngô.