Tại 3 điểm A, B, C cố định trong chân không, đặt 3 điện tích điểm có giá trị lần lượt là q1=6.10−6C,q2=−6.10−6C và q3=3.10−6C. Biết AB = 3 cm, AC = 4cm và BC = 5cm Tính độ lớn lực tác dụng lên điện tích điểm đặt tại C.
Lực tương tác giữa điện tích q1 tác dụng lên điện tích q3 là:
\({F_{13}} = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{A{C^2}}} = {9.10^9}.\frac{{\left| {{{6.10}^{ - 6}}{{.3.10}^{ - 6}}} \right|}}{{0,{{04}^2}}} = 101,25N\)
Lực tương tác giữa điện tích q2 tác dụng lên điện tích q3 là:
Advertisements (Quảng cáo)
\({F_{23}} = k\frac{{\left| {{q_2}{q_3}} \right|}}{{A{C^2}}} = {9.10^9}.\frac{{\left| { - {{6.10}^{ - 6}}{{.3.10}^{ - 6}}} \right|}}{{0,{{05}^2}}} = 64,8N\)
Ta có góc tạo bởi hai vector \(\overrightarrow {{F_{13}}} \) và \(\overrightarrow {{F_{23}}} \)là α=143,13°
Độ lớn tác dụng lên điện tích q3 là
\(F = \sqrt {F_{13}^2 + F_{23}^2 + 2{F_{13}}{F_{23}}\cos \alpha } = \sqrt {101,{{25}^2} + 64,{8^2} + 2.101,25.64,8.\cos 143,13^\circ } = 62,873N\)