1. Trên hoá đơn GTGT (tiền điện) ở đầu bài học, tiền điện được tính luỹ tiến (càng dùng điện nhiều thì đơn giá của 1 kWh điện càng tăng). Theo em, cách tính này nhằm những mục đích gì? Tại sao?
2. Cho các thông tin về bóng đèn sợi đốt và bóng đèn LED có cùng cường độ sáng như sau:
Giả sử trung bình mỗi bóng đèn sử dụng 5h/ngày, em hãy tính tiền điện phải trả cho từng bóng đèn mỗi tháng và trong 30 000 h, từ đó lập luận để so sánh về hiệu quả kinh tế khi sử dụng hai loại bóng đèn trên.
Dựa vào nội dung kiến thức đã học để trả lời.
1. Nhằm mục đích:
Thứ nhất về chi phí sản xuất điện, khi phụ tải tăng cao, hệ thống điện phải huy động nguồn điện chạy dầu giá cao mới có thể đảm bảo điện cho sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân.
Thứ hai, điện được sản xuất từ những nguồn tài nguyên không tái tạo và đang có nguy cơ cạn kiệt.
Do đó, buộc phải tạo áp lực về giá để tiết kiệm điện.
2.
Advertisements (Quảng cáo)
- Trong 1 tháng ta có:
Lượng điện một bóng đèn sợi đốt tiêu thụ trong 1 tháng là: A1 = P1.t = 100.5.30 = 15 000 (W.h) = 15 kW.h
⇒ Tiền điện phải trả là: 15.2000 = 30 000 (đồng)
Lượng điện một bóng đèn LED tiêu thụ trong 1 tháng là: A2 = P2.t = 20.5.30 = 3000 (W.h) = 3 kW.h
⇒ Tiền điện phải trả là: 3.2000 = 6000 (đồng)
- Trong 30000 h ta có:
Để thắp sáng 30 000 h cần 30 bóng đèn sợi đốt hết số tiền là: 30.8000 = 240 000 (đồng)
Lượng điện của bóng đèn sợi đốt tiêu thụ trong 30 000 h là: 100.30 000 = 3000 kW.h
⇒ Tiền điện phải trả là: 3000.2000 = 600 0000 (đồng) ⇒ Tổng chi phi: 6 240 000 (đồng)
Lượng điện của bóng đèn LED tiêu thụ trong 30 000 h là: 20.30 000 = 600 kW.h
⇒ Tiền điện phải trả là: 600.2000 = 1 200 000 (đồng) ⇒ Tổng chi phí: 1 248 000 (đồng)
Vậy dùng bóng đèn LED có nhiều hiệu quả về kinh tế hơn, và tiết kiệm điện hơn.