Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Cánh diều - chi tiết Đoạn trích Lời tiễn dặn có những hình ảnh rất quen thuộc,...

Đoạn trích Lời tiễn dặn có những hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi với cách suy nghĩ, cảm nhận của người dân miền núi...

Đọc lại toàn bài, tìm những hình ảnh gắn liền với người dân miền núi. Soạn văn Câu 5 trang 19 SGK Ngữ Văn 11 tập một, Sau khi đọc 5 - Lời tiễn dặn, Bài 1: Thơ và truyện thơ Soạn văn 11 - Cánh Diều - chi tiết.

Câu 5 (trang 19, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Đoạn trích Lời tiễn dặn có những hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi với cách suy nghĩ, cảm nhận của người dân miền núi. Hãy phân tích tác dụng nghệ thuật của những hình ảnh đó.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc lại toàn bài, tìm những hình ảnh gắn liền với người dân miền núi.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

- Qua cách xưng hô “em yêu” hay “anh yêu em” của chàng trai, chúng ta thấy được cách gọi đậm chất trữ tình, đặc trưng cho lời ăn tiếng nói của đồng bào Thái và mang sắc thái trữ tình sâu sắc.

- Hình ảnh so sánh được chọn lọc đa dạng, biểu hiện phong tục, bản sắc văn hoá tinh thần, cảnh sắc thiên nhiên dân tộc Thái: "Đôi ta yêu nhau, tình Lú – Ủa mặn nồng”.

→ Đoạn trích Lời tiễn dặn có những hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi với cách suy nghĩ, cảm nhận của người dân miền núi. Qua những chi tiết, hình ảnh đó, người đọc có thể cảm nhận một cách chân thực, vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa con người đây. Đồng thời qua những chi tiết, hình ảnh này, đã làm nổi bật lên tình yêu của chàng trai dành cho cô gái, một tình yêu tha thiết, thủy chung.

Cách 2:

Tác giả chọn cách diễn đạt với hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi với cách suy nghĩ, cảm nhận của người dân miền núi, nhằm mã hoá ngôn ngữ một cách thành công những cảm xúc đang trào dâng mãnh liệt trong lòng của những con người sống chất phác, mạnh mẽ giữa thiên nhiên núi rừng cường tráng.