Câu 1 (trang 15 SGK Ngữ văn 11, tập 1):
Em có nhận xét gì về nhịp điệu và âm điệu của bài thơ? Nhịp điệu, âm điệu đó được gợi ra từ những yếu tố nào?
Đọc kĩ từng câu thơ, chú ý cách ngắt nhịp, thể thơ, vần.
Cách 1
- Âm điệu, nhịp điệu của bài thơ xao xuyến, rộn ràng, được tạo bởi các yếu tố:
+ Những câu thơ năm chữ ngắn gọn.
+ Nhịp thơ lúc nhịp nhàng, lúc dồn dập.
+ Vần thơ: Đa dạng, linh hoạt bằng các vần chân, vần cách, gợi hình ảnh các đợt sóng nối tiếp nhau.
Cách 2:
- Nhận xét:
+ Âm điệu trong bài thơ là âm điệu của những con sóng ngoài biển khơi vừa dữ dội vừa nhẹ nhàng.
+ Các câu thơ được ngắt nhịp linh hoạt, mô phỏng cái đa dạng của nhịp sóng: 2/3 (Dữ dội/và dịu êm - Ồn ào/và lặng lẽ); 3/1/1 (Em nghĩ về/anh/em); 3/2 (Em nghĩ về/ biển lớn – Từ nơi nào/sóng lên)
+ Các cặp câu đối xứng xuất hiện liên tiếp, câu sau nối thừa tiếp câu trước tựa như những đợt sóng xô bờ, sóng tiếp sóng đầy dạt dào: dữ dội và dịu êm - ồn ào và lặng lẽ, con sóng dưới lòng sâu – con sóng trên mặt nước, dẫu xuôi về phương bắc – dẫu ngược về phương nam.
Qua đó, ta thấy được bài thơ như một khúc hát âm vang vẫn ngân nga những giai điệu đắm say của nó trong những trái tim đang yêu. Xuân Quỳnh đã sống đắm say, đã yêu hết mình, đã khao khát rất mực chân thành trong những dòng thơ tình yêu đầy mê mải, thiết tha của mình.
Cách 3:
Âm điệu, nhịp điệu bài thơ xao xuyến, rộn ràng, được tạo bởi:
- Câu thơ ngắn, thể thơ 5 chữ
- Nhịp thơ thường nhẹ nhàng, gợi dư âm sóng biển:
Dữ dội / và êm dịu (2/3)
Ồn ào / và lặng lẽ (2/3)
Sông / không hiểu nổi mình (1/4)
Sóng / tìm ra tận bể (1/4)
- Vần thơ: vần chân, vần cách, gợi hình ảnh các lớp sóng đuổi nhau.