Câu 3 (trang 43, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều thể hiện ở những mặt nào? Điểm tương đồng và khác biệt về nội dung nhân đạo giữa Truyện Kiều và thơ chữ Hán Nguyễn Du là gì?
Đọc lại phần có chứa giá trị nhân đạo của Truyện Kiều, chỉ ra thể hiện ở những mặt nào. Tìm ra nội dung nhân đạo của thơ chữ Hán Nguyễn Du và so sánh chỉ ra điểm khác biệt.
Cách 1
- Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều thể hiện ở:
+ Cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều là nỗi đau đứt ruột từ “những điều trông thấy”, như chính tên của tác phẩm là Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột).
+ Cốt truyện của Truyện Kiều giống nhiều truyện Nôm với ba phần Gặp gỡ – Thử thách — Đoàn tụ nhưng đồng thời có những sáng tạo mới khi tác giả đã tạo nên một kết thúc về hình thức là có hậu nhưng bản chất là bi kịch.
+ Truyện Kiều có những nhân vật, phân theo loại tốt – xấu, thiện – ác, giống kiểu nhân vật của truyện cổ tích, nhưng cũng có nhân vật không thể phân theo loại, khi tốt – xấu đan xen. Các nhân vật trong Truyện Kiều là những nhân vật tính cách, hơn nữa tính cách có sự thay đổi bởi tác động của hoàn cảnh như nhân vật Thuý Kiều. Tính cách nhân vật được khắc họa bằng cả bút pháp ước lệ và bút pháp tả thực, bằng cả con người với biểu hiện bên ngoài và con người với đời sống nội tâm.
+ Miêu tả nội tâm nhân vật là một thành công nghệ thuật lớn, mang ý nghĩa cách tân của kiệt tác Truyện Kiều. Thiên nhiên trong Truyện Kiều vừa là đối tượng thẩm mĩ, vừa là phương thức thể hiện tâm trạng của nhân vật với nghệ thuật "tả cảnh ngụ tình”.
- Khác biệt: Trong Truyện Kiều, tính cách nhân vật được khắc họa bằng cả bút pháp ước lệ và bút pháp tả thực, bằng cả con người với biểu hiện bên ngoài và con người với đời sống nội tâm, nó mang ý nghĩa cách tân của kiệt tác Truyện Kiều. Còn trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du thì không có điều này.
Cách 2:
- Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều thể hiện ở những mặt: Truyện là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo với tầng lớp quan lại gian ác, những kẻ lưu manh, vô lại bất nhân, sự khuynh đảo của thế lực đồng tiền,..Trong xã hội ấy, những người lương thiện, những thân phận nhỏ bé bị chà đạp, dập vùi. Đồng thời, ông thể hiện tiếng nói đồng cảm với bi kịch, đồng tình với những khát vọng chân chính của con người, được thể hiện qua nhân vật Thúy Kiều. Ở đời Kiều có hai bi kịch lớn hết sức đau đớn: bi kịch tình yêu và bi kịch nhân phẩm.
- Điểm tương đồng và khác biệt về nội dung nhân đạo giữa Truyện Kiều và thơ chữ Hán Nguyễn Du:
+ Điểm tương đồng: đều mang giá trị nhân đạo bao la, sâu sắc, cảm thông, thấu hiểu cho những số phận bất hạnh, đầy bi kịch, đau khổ.
+ Điểm khác biệt: Ở Truyện Kiều, thể hiện giá trị nhân đạo ấy thông qua lòng đồng cảm của tác giả tới người phụ nữ xưa thông qua nhân vật Thúy Kiều. Qua đó, tác giả đã phơi bày bộ mặt xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, đồng thời phản ánh nỗi khổ đau, bất hạnh của con người, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội Việt Nam. Truyện Kiều còn là tiếng nói đề cao tình yêu tự do, khát vọng công lí và ngợi ca vẻ đẹp của con người.