Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Cánh diều - chi tiết Truyện Kiều có những thành công gì về nghệ thuật? Tìm ra...

Truyện Kiều có những thành công gì về nghệ thuật? Tìm ra những nghệ thuật đặc sắc của Truyện Kiều được chỉ ra trong bài. Cách 1 - Nghệ thuật...

Tìm ra những nghệ thuật đặc sắc của Truyện Kiều được chỉ ra trong bài. Soạn văn Câu 5 trang 43 SGK Ngữ Văn 11 tập một, Sau khi đọc 5 - Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp, Bài 2: Thơ văn Nguyễn Du Soạn văn 11 - Cánh Diều - chi tiết.

Câu 5 (trang 43, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Truyện Kiều có những thành công gì về nghệ thuật?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Tìm ra những nghệ thuật đặc sắc của Truyện Kiều được chỉ ra trong bài.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

- Nghệ thuật:

+ Chuyển thể loại từ tiểu thuyết chương hồi sang truyện thơ Nôm do vậy đã kết hợp được thế mạnh của cả tự sự (yếu tố truyện) và trữ tình (yếu tố thơ).

+ Điểm nhìn trần thuật từ người đứng ngoài câu chuyện thành người trong cuộc.

+ Cốt truyện sáng tạo, kết thúc về hình thức là có hậu nhưng bản chất là bi kịch.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Xây dựng nhân vật: Phân loại tốt – xấu như truyện cổ tích nhưng cũng có nhân vật không thể phân theo loại tốt – xấu đan xen.

+ Xây dựng nội tâm nhân vật bằng các bút pháp ước lệ và tả thực mang ý nghĩa cách tân.

+ Các câu thơ lục bát vừa mang nét dân dã bình dị vừa mang nét trau chuốt nghệ thuật, đạt tới giá trị khuôn thước chuẩn mực.

+ Kết hợp ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ văn học dân gian với ngôn ngữ bác học kết tinh từ sách vở.

Cách 2:

- Những thành công về mặt nghệ thuật của kiệt tác Truyện Kiều được trình bày trong bài Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp:

+ Sử dụng ngôn ngữ kể chuyện (ngôn ngữ gián tiếp, ngôn ngữ trực tiếp).

+ Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật: được khắc họa bằng cả bút pháp ước lệ và bút pháp tả thực, bằng cả con người với biểu hiện bên ngoài và con người với đời sống nội tâm. Miêu tả nội tâm nhân vật là một thành công nghệ thuật lớn, mang ý nghĩa cách tân của kiệt tác Truyện Kiều.

+ Thiên nhiên trong truyện vừa là đối tượng thẩm mĩ, vừa là phương thức thể hiện tâm trạng của nhân vật với nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình”.

+ Truyện Kiều được viết theo thể lúc bát vừa dân dã, bình dị như ca dao, dân ca, vừa trau chuốt nghệ thuật, đạt tới giá trị cổ điển – giá trị khuôn thước, mẫu mực.

+ Ngoài ra, truyện có sự kết hợp giữa ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ văn học dân gian với ngôn ngữ bác học kết tinh từ sách vở. Bởi vậy, kiệt tác Truyện Kiều có ngôn ngữ vẫn được sử dụng trong đời sống hiện đại, ở mọi hoàn cảnh giao tiếp và tầng lớp khác nhau.