Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Cánh diều - chi tiết Qua hai câu thơ: “Son phấn có thần chôn vẫn hận, /Văn...

Qua hai câu thơ: “Son phấn có thần chôn vẫn hận, /Văn chương không mệnh đốt còn vương...

Đọc phần chú thích và xem phần dịch nghĩa để hiểu được tình cảm và thái độ. Soạn văn Câu 2 trang 48 SGK Ngữ Văn 11 tập một, Sau khi đọc 2 - Đọc Tiểu Thanh Kí, Bài 2: Thơ văn Nguyễn Du Soạn văn 11 - Cánh Diều - chi tiết.

Câu 2 (trang 48, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Qua hai câu thơ: “Son phấn có thần chôn vẫn hận,/Văn chương không mệnh đốt còn vương.” em hiểu được gì về số phận Tiểu Thanh và tình cảm, thái độ của tác giả?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc phần chú thích và xem phần dịch nghĩa để hiểu được tình cảm và thái độ.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

- "Son phấn”: Là vật trang điểm của phụ nữ, tượng trưng cho vẻ đẹp, sắc đẹp của người phụ nữ. Ở đây được hiểu là Tiểu Thanh rất xinh đẹp.

Advertisements (Quảng cáo)

- "Văn chương”: Là tượng trưng cho tài năng.

→ Tiểu Thanh là người con gái xinh đẹp và tài hoa.

- "hận, vương”: Nhằm diễn tả cảm xúc.

- “Chôn”, “đốt”: động từ cụ thể hóa sự ghen ghét, sự vùi dập phũ phàng của người vợ cả đối với nàng Tiểu Thanh.

→ Tiểu Thanh là một người con gái xinh đẹp, tài hoa nhưng lại bị chôn vùi bởi chính những điều đó, bị sự ghen tuông của người vợ cả hại.

→ Gợi lại cuộc đời và số phận bi thương của Tiểu Thanh, ca ngợi, khẳng định tài sắc của Tiểu Thanh đồng thời xót xa cho số phận bi thảm của nàng - cái nhìn nhân đạo mới mẻ, tiến bộ.

Cách 2:

Qua hai câu thơ: “Son phấn có thần chôn vẫn hận,/ Văn chương không mệnh đốt còn vương.”, em thấy được giá trị nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du, thể hiện nỗi niềm xót xa cho người tài hoa bạc mệnh, thể hiện triết lí về số phận của con người trong xã hội phong kiến: tài mệnh tương đổ, hồng nhan đa truân,…cái tài, cái đẹp không được chấp nhận, bị vùi dập không thương tiếc thông qua số phận Tiểu Thanh.