Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Chân trời sáng tạo - chi tiết Bạn đã bao giờ nghe câu chuyện nào khác về sự chia...

Bạn đã bao giờ nghe câu chuyện nào khác về sự chia li và khát vọng đoàn tụ trong cuộc sống hay chưa?...

Dựa vào những câu chuyện, những trải nghiệm của bản thân; chia sẻ câu chuyện về sự chia li và khát vọng đoàn tụ trong cuộc sống với các bạn cùng lớp. Soạn văn Câu 3 trang 70 SGK Ngữ Văn 11 tập một, Câu 3 - Đọc kết nối chủ điểm Người ngồi đợi trước hiên nhà, Bài 3: Khát khao đoàn tụ Soạn văn 11 - Chân trời sáng tạo - chi tiết.

Câu 3 (trang 70, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Bạn đã bao giờ nghe câu chuyện nào khác về sự chia li và khát vọng đoàn tụ trong cuộc sống hay chưa? Hãy chia sẻ câu chuyện đó với các bạn bằng cách kể hoặc viết lại.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào những câu chuyện, những trải nghiệm của bản thân; chia sẻ câu chuyện về sự chia li và khát vọng đoàn tụ trong cuộc sống với các bạn cùng lớp.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

Trong đại dịch Covid-19, đứng trước tình hình dịch bệnh phức tạp: bệnh viện quá tải, nhiều bệnh nhân nguy kịch, thiếu nhân lực và trang thiết bị y tế….đã có rất nhiều “anh hùng áo trắng” đã xung phong được lên tuyến đầu, điều trị và cứu chữa cho các bệnh nhân nguy kịch. Các y, bác sĩ ở tuyến quan trọng cũng đồng nghĩa với ở nơi nguy hiểm nhất, ngày ngày tiếp xúc với dịch bệnh; cho nên việc trở về nhà bên gia đình thường xuyên là không thể; họ phải ở lại bệnh viện hàng ngày, hàng tuần thậm chí là hàng tháng. Gia đình, vợ chồng, con cái của những y bác sĩ ấy cũng vì thế mà không thể gặp mặt họ, bị chia ly và xa cách bởi tình hình dịch. Khát vọng đoàn tụ, sự lo lắng về sức khỏe của người thân vẫn luôn thường trực trong mỗi người ở nhà. Con cái không thể gặp cha mẹ, chỉ có thể nhìn qua chiếc màn hình điện thoại, thậm chí là không cả có thời gian để liên lạc về nhà. Có đôi khi, qua chiếc màn hình ấy, chỉ vang lên tiếng khóc nấc vỡ òa của đứa con vì nhớ bố mẹ, của người vợ/ chồng vì lo cho bạn đời hay của cha mẹ vì thương con cái mình phải vất vả. Ở bên này, những y bác sĩ chỉ biết lặng lẽ che giấu cảm xúc, tiếp tục vững lòng, mặc “áo giáp”, tiếp tục vật lộn, đấu tranh vì sự sống cho bệnh nhân. Giờ đây, khi dịch bệnh đã qua đi nhưng những câu chuyện về ngày tháng xa cách vì đại dịch ấy vẫn còn in sâu trong tâm trí không chỉ những y, bác sĩ và gia đình họ mà còn hằn rõ trong tâm trí những người chứng kiến khoảnh khắc chia li ấy, khắc khoải cả trong tim mỗi người con Việt Nam.

Advertisements (Quảng cáo)

Cách 2:

Tham khảo câu chuyện đời sống: Như chưa hề có cuộc chia ly

Câu chuyện về cuộc đoàn tụ của hai cha con Nguyễn Văn Chi và Nguyễn Thị Ni sau 14 năm trong chương tình Như chưa hề có cuộc chia ly đã lấy đi bao nước mắt của mọi người. Thông tin từ chương trình được biết, ông Nguyễn Văn Chi (quê gốc Hải Phòng) sau thời gian đi bộ đội về thì cưới người bạn gái mà ông quen từ thuở nhỏ. Hai vợ chồng ông Chi sinh ra được 2 người con là Sinh và Ly (tức Ni). Tưởng chừng tổ ấm 4 người sẽ sống một cuộc đời yên bình hạnh phúc, thế nhưng sóng gió lại ập đến với gia đình ông Chi. Năm Ly 5 tuổi, Sinh 10 tháng tuổi thì bà Tập – vợ ông Chi ra đi vì mắc bệnh hiểm nghèo. Khó khăn nối tiếp khó khăn, lo hậu sự cho vợ được 3 ngày thì nhà ông Sinh gặp sự cố, mất hết tất cả, tấm ảnh thờ duy nhất của vợ ông cũng đã không còn nguyên vẹn, ông Sinh chỉ giữ lại được chứng minh nhân dân của người vợ đã khuất.

Đến năm 1995 - 1996, biến cố lại một lần nữa ập đến với gia đình nhà ông Chi khi bé Ly – người con gái lớn mà ông yêu quý bất ngờ đi lạc. Nỗi đau mất vợ chưa nguôi ngoai, nay ông Chi còn gánh thêm nỗi đau không thấy con. Người đàn ông ấy tưởng chừng đã ngã quỵ khi biết tin này. Được biết, Ly có trí nhớ kém, ông Chi do đi làm cả ngày nên đã gửi con vào nhà trẻ. Bà nội cứ dẫn Ly đi cửa trước thì Ly lại ra bằng cửa sau rồi về nhà. Ông Chi bất lực, lại thương con đành đem con đến gửi nhà dì ruột là sơ Hải, lúc đó Ly mới 9 tuổi. Một hôm trời mới tờ mờ sáng, Ly ra ngoài, đi đến chợ Khiết Tâm thì bị lạc. Sau đó, Ly đến công an phường Trường Thọ, rồi được đưa vào mái ấm nuôi dưỡng trẻ.

Lúc đó đã 9 tuổi nên cô bé đã nhớ được tên của mình, tuy nhiên Ly lại nói ngọng nên ai cũng tưởng cô bé tên Ni. Cái tên Nguyễn Thị Ni cũng theo cô từ đó đến giờ. Sống ở mái ấm nuôi dưỡng được 3 năm thì nơi đó đóng cửa. May mắn, Ly được cô Trần Thị Kim Tuyến (hiện sống ở quận Thủ Đức, TP.HCM, là giáo viên tiếng Anh) quý mến và nhận nuôi vào năm 1999. Cô Tuyến vốn không lập gia đình và chỉ có 2 người con nuôi. Sống với mẹ nuôi, Ly được bao bọc và yêu thương vô cùng. Thế nhưng, cô bé ấy vẫn đau đáu và không ngừng nhớ về gia đình ruột thịt của mình, cô vẫn nhớ bố tên Chi, mẹ tên Tập và có em trai tên Sinh. Thấy Ly sống ở hiện tại thì cười, nhớ về quá khứ thì khóc, cô Tuyền thương con, không đành lòng nên đã đăng ký với chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly để tìm lại người bố năm xưa cho con gái nuôi của mình.

Cách 3:

Câu chuyện của Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Tôi có người bạn, nhà thơ, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hoàng, anh ấy khi đang làm nghiên cứu sinh ở Nga, đứa con gái 13 tuổi mất tích mà chỉ sau mấy ngày, tóc anh bạc trắng cho đến tận bây giờ. Và anh suốt đời vẫn đi lang thang, ngày đêm chờ đứa con trở về, kể cả nó có trở về trong hình thức nào, trở về trong số phận nào, trở về trong một ngôn ngữ nào mặc dù có thể tiếng Việt đã lãng quên thì đấy vẫn là niềm hạnh phúc lớn nhất.

Anh nói với tôi rằng đôi mắt trần tục của anh có thể ngủ như một người bình thường nhưng đôi mắt yêu thương, đợi chờ lương tâm anh mở suốt mấy chục năm nay không bao giờ nhắm được. Nếu không tìm được người con đấy là nỗi đau lớn của bạn tôi.