Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Chân trời sáng tạo - chi tiết Bạn hiểu thế nào về phần “thú”, phần “người” và cuộc đấu...

Bạn hiểu thế nào về phần “thú”, phần “người” và cuộc đấu tranh giữa hai phần này trong quan niệm của Pê-xcốp? Cách sử dụng ngôi kể...

Nêu lên ý hiểu của bản thân về phần “thú”, phần “người” và cuộc đấu tranh giữa hai phần này trong quan niệm của Pê-xcốp từ nội dung văn bản đã học. Đồng thời, qua việc khai thác, phân tích nội dung văn bản, xác định và chỉ ra tác dụng của việc sử dụng ngôi kể, điểm nhìn trong việc thể hiện cuộc đấu tranh ấy. Soạn văn Câu 3 trang 89 SGK Ngữ Văn 11 tập hai, Sau khi đọc 3 - Tôi đã học tập như thế nào?, Bài 9: Những chân trời ký ức Soạn văn 11 - Chân trời sáng tạo - chi tiết.

Câu 3 (trang 89, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Bạn hiểu thế nào về phần “thú”, phần “người” và cuộc đấu tranh giữa hai phần này trong quan niệm của Pê-xcốp? Cách sử dụng ngôi kể, điểm nhìn trong văn bản đã có tác dụng gì trong việc thể hiện cuộc đấu tranh ấy?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Nêu lên ý hiểu của bản thân về phần “thú”, phần “người” và cuộc đấu tranh giữa hai phần này trong quan niệm của Pê-xcốp từ nội dung văn bản đã học. Đồng thời, qua việc khai thác, phân tích nội dung văn bản, xác định và chỉ ra tác dụng của việc sử dụng ngôi kể, điểm nhìn trong việc thể hiện cuộc đấu tranh ấy.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

- Theo quan niệm của Pê-xcốp về phần “thú”, phần “người” và cuộc đấu tranh giữa hai phần này: Phần "con thú” của chúng ta biểu thị cho bản năng, sức mạnh và khát vọng sống, trong khi phần "con người” biểu thị cho tình yêu thương, đạo đức và sự cảm thông. Pê-xcốp cho rằng, nếu ta chỉ sống với phần "con thú” của mình thì sẽ trở thành những con thú hoang dã, cho nên, việc đọc sách để phát triển phần “con người”, giảm đi phần “con thú” sẽ giúp cho mỗi chúng ta tới gần hơn những quan niệm về cuộc sống tốt đẹp và về sự thèm khát cuộc sống.

Advertisements (Quảng cáo)

- Với ngôi kể thứ nhất, điểm nhìn qua nhân vật “tôi” đã giúp việc thể hiện cuộc đấu tranh giữa phần “thú” và phần “người” trở nên sâu sắc, tác động mạnh mẽ tới người đọc.

Nhờ vào góc nhìn này, độc giả được đưa vào cảm xúc, suy nghĩ, trải nghiệm tâm lý của nhân vật, thấu hiểu được những khó khăn và thách thức mà nhân vật đang phải đối mặt trong quá trình hoàn thiện bản thân.

Cách 2:

- Phần thú: phần non nớt, bản năng, hoang dã, thâm chí man rợ…

- Phần người: phần cao quý, có được nhờ quá trình học tập, tu dưỡng. Ở đó có lẽ sống vươn tới tình thương yêu và khát vọng những điều gì tốt đẹp, xứng đáng với con người.

- Giữa hai phần này luôn có đấu tranh: Nhờ học qua trường đời, cuộc sống cẩn lao và qua sách, Pê-xcốp hiểu ra sự đối lập và cuộc đấu tranh không dễ dàng giữa phần “thú” và phần “người”. Cậu luôn khao khát chiến thắng phần con thứ” trong bản thân, khao khát “tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy”.

- Con đường ấy được ví với việc bước dần lên những bậc thang như một quá trình rèn luyện lâu dài, không mệt mỏi; mỗi thành công chỉ là một bậc thang nhỏ nên cần phải nỗ lực vươn lên không ngừng.