Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Chân trời sáng tạo - chi tiết Câu chuyện được kể từ ngôi kể nào, qua điểm nhìn của...

Câu chuyện được kể từ ngôi kể nào, qua điểm nhìn của ai? Theo bạn, việc sử dụng ngôi kể...

Từ nội dung, cách xưng hô của người kể với người đọc, chỉ ra ngôi kể và điểm nhìn được sử dụng trong truyện ngắn. Từ đó, chỉ ra tác dụng của ngôi kể và điểm nhìn đó. Soạn văn Câu 2 trang 27 SGK Ngữ Văn 11 tập hai, Câu 2 - Đọc mở rộng theo thể loại Kiến và người, Bài 6: Sống với biển rừng bao la Soạn văn 11 - Chân trời sáng tạo - chi tiết.

Câu 2 (trang 27, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Câu chuyện được kể từ ngôi kể nào, qua điểm nhìn của ai? Theo bạn, việc sử dụng ngôi kể, điểm nhìn như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề, thông điệp của tác phẩm?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Từ nội dung, cách xưng hô của người kể với người đọc, chỉ ra ngôi kể và điểm nhìn được sử dụng trong truyện ngắn. Từ đó, chỉ ra tác dụng của ngôi kể và điểm nhìn đó.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

Câu chuyện được kể từ ngôi kể thứ nhất, qua điểm nhìn của người con cả trong gia đình, từ đó thấy cách ứng xử khác nhau của "bố cháu”,”mẹ cháu” và "cháu” khi đàn kiến tấn công.

Advertisements (Quảng cáo)

→ Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể, điểm nhìn: dẫn dắt, kể lại toàn bộ câu chuyện một cách chân thực, chủ quan nhất. Bằng ngôi kể này, người kể không phải chỉ kể chuyện mà còn kể tâm trạng. Do đó, nội dung truyện ngắn luôn luôn sống động và hết sức phức tạp. Kể và suy ngẫm, kể và tự ý thức, kể và độc thoại là những biểu hiện đặc biệt của cách kể chuyện.

Cách 2:

Kể từ ngôi kể thứ nhất, qua điểm nhìn của người con cả trong gia đình, từ đó thấy cách ứng xử khác nhau của "bố cháu”,”mẹ cháu” và "cháu” khi đàn kiến tấn công.

→ Dẫn dắt, kể lại toàn bộ câu chuyện một cách chân thực, chủ quan nhất. Bằng ngôi kể này, người kể không phải chỉ kể chuyện mà còn kể tâm trạng. Do đó, nội dung truyện ngắn luôn luôn sống động và hết sức phức tạp.

Cách 3:

- Ngôi kể là ngôi thứ nhất số ít, xưng “cháu”, còn điểm nhìn thì có khi là qua “cháu” - người con trai, có khi là qua "bố cháu”, nhưng đa phần là qua “cháu”.

- Điều này giúp cho việc thể hiện chủ đề cũng như thông điệp của tác phẩm được khách quan và đa diện hơn.