Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Chân trời sáng tạo - chi tiết Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc...

Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc trong đoạn thơ dưới đây: Buồn trông cửa bề chiều hôm...

Dựa vào kiến thức đã học để tìm và chỉ ra biện pháp lặp cấu trúc được sử dụng trong đoạn thơ, đồng thời nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp lặp cấu trúc. Soạn văn Câu 2 trang 76 SGK Ngữ Văn 11 tập hai, Câu 2 - trang 76 Ôn tập trang 76, Bài 8: Cái tôi - Thế giới độc đáo Soạn văn 11 - Chân trời sáng tạo - chi tiết.

Câu 2 (trang 76, SGK Ngữ Văn 11, tập hai)

Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc trong đoạn thơ dưới đây:

Buồn trông cửa bề chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh,

Advertisements (Quảng cáo)

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào kiến thức đã học để tìm và chỉ ra biện pháp lặp cấu trúc được sử dụng trong đoạn thơ, đồng thời nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp lặp cấu trúc

Answer - Lời giải/Đáp án

Biện pháp lặp cấu trúc trong bài thơ là “Buồn trông…”

Tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc: giúp cho đoạn thơ trở nên có vần điệu, nhịp nhàng, có sự liền mạch, kết nối giữa dòng trước và dòng sau. Đồng thời nhấn mạnh nỗi buồn da diết, khôn nguôi, day dứt của nhân vật Kiều khi ở nơi xa nhớ về quê nhà. Thêm vào đó, còn thể hiện tài năng quan sát và miêu tả đầy tinh tế của Nguyễn Du trong việc nhìn và hình dung cảnh vật.