Câu 2 (trang 16, SGK Ngữ văn 11, tập 1):
Chỉ ra yếu tố tự sự, yếu tố trữ tình và tác dụng của việc kết hợp hai yếu tố đó trong đoạn văn: “Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên ... chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng”. Tìm và phân tích một vài đoạn khác trong văn bản có đặc điểm tương tự.
Đọc kĩ đoạn văn
Chú ý những yếu tố tự sự, trữ tình và nên tác dụng của việc kết hợp hai yếu tố đó
Cách 1
Trong cái nhìn tình tứ và lãng mạn của nhà văn, toàn bộ cuộc hành trình của dòng sông thượng nguồn về tới Huế giống như một cuộc tìm kiếm có ý thức người tình nhân đích thực của một cô gái đẹp trong câu chuyện cổ tích lãng mạn về tình yêu. Trước khi trở thành người chung thủy và dịu dàng như cố đô, sông Hương đã trải qua một hành trình đầy gian truân và thử thách với những núi Ngọc Trản, những đồi Tam Thai, Lựu Bảo, Thiên Mụ…, nhưng chính trong thủy trình gian truân ấy, qua cách miêu tả hài hòa và cái nhìn tình tứ của nhà văn, sông Hương lại có cơ hội phô khoe tất cả những vẻ đẹp của mình, từ những đường cong tuyệt mĩ trên thân hình mềm mại, kiều diễm cho đến những âu yếm, nồng nàn trong tâm hồn người con gái đang khao khát, đắm say tìm đến với tình yêu.
Mỗi chặng đường của sông Hương gắn liền với một địa danh cụ thể, thân thuộc của Huế lại được nhà văn miêu tả theo một cách cảm nhận riêng độc đáo khiến hành trình về xuôi của sông Hương không chỉ được tái hiện chân thực theo dòng chảy tự nhiên trên bản đồ địa lý mà còn thấm đượm chất trữ tình khi hình dung đó là một cuộc kiếm tìm bờ bến tình yêu của người con gái đẹp yêu kiều. Sử dụng một loạt các động từ mang sắc thái nhân hóa, nhà văn đã vẽ lên một hành trình sinh động, hấp dẫn của dòng sông. Giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, sông Hương hiện ra như một cô gái đẹp mơ màng vừa bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài trong rừng sâu, vươn mình ra khỏi vùng núi thâm u, trầm mặc, bừng thức sức sống trẻ trung và niềm khao khát thanh xuân khi chuyển dòng liên tục, khi vòng đột ngột, khi uốn mình trong những đường cong thật mềm, khi vẽ một hình cung thật tròn, ôm lấy đồi Thiên Mụ, vượt qua vực, đi giữa âm vang, trôi đi giữa hai dãy đồi… Những câu văn dài nối tiếp nhau làm nên dòng chảy miên man của sông Hương, vừa mạnh mẽ với những dư vang của Trường Sơn như còn phảng phất, vừa duyên dáng với những khúc lượn vòng mềm mại, đầy nữ tính. Hành trình của dòng sông để đến với vẻ đẹp bình lặng dịu dàng, trí tuệ cho thấy sự mạnh mẽ của niềm khát khao, của bản lĩnh kiên cường giấu trong vẻ dịu dàng duyên dáng.
Dòng sông trôi chảy giữa những bến bờ của ngoại vi thành Huế, và trong cách cảm nhận độc đáo của nhà văn, dòng sông như được phản chiếu những vẻ đẹp của cảnh sắc đôi bờ sông: sông Hương như cô gái digan hoang dã sau khi ra khỏi những cánh rừng đại ngàn đã tự làm đẹp, làm mới mình trongmàu xanh thẳm của sắc núi Ngọc Trản; hiền dịu lượn quanh giữa những Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo để trở nên mềm như tấm lụa; nhận lấy ánh phản quang của những ngọn đồi sớm mai, trưa vàng, chiều tím để rực rỡ, kiêu sa;thấm vào lòng mình vẻ đẹp u tịch của rừng thông, vẻ đẹp trầm mặc… tỏa ra từ giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa thời Nguyễn trong khu lăng tẩm Vạn Niên đồ sộ; tươi tắn khi gặp mênh mang tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà…cái hư vô tịch mịch của tiếng chuông chùa hòa quyện với chất thơ ấm áp của tiếng gà nơi thôn dã đã đưa dòng sông trôi đi giữa mộng và thực, giữa đạo và trời, như thực, như mơ.
Cách 2:
Advertisements (Quảng cáo)
* Đoạn văn: “Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên… chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng”.
- Yếu tố tự sự: giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực theo hướng tây nam – đông bắc; nơi cuối con đường là chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời.
→ Tác dụng của việc kết hợp hai yếu tố đó là: Giúp cho câu văn trở nên trong trẻo, có hồn và có tình hơn; lột tả được hết những vẻ đẹp của sông Hương khi đi qua.
* Phân tích đoạn văn: “Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như con lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”.
- Yếu tố tự sự: Vùng châu thổ cùng sự tươi tốt, rầm rộ của rừng già với những cây cổ thụ ngàn năm cùng những ghềnh thác, đáy vực và cả rừng đỗ quyên đỏ rực.
- Yếu tố trữ tình: Châu thổ êm đêm, bản tình ca của rừng già, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như con lốc vào những đáy vực bí ẩn, dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng
→ Tác dụng của việc kết hợp hai yếu tố đó là: Giúp cho câu văn trở nên đẹp đẽ, thơ mộng đi vào lòng người đọc, làm toát lên vẻ đẹp huyền bí, dịu dàng thơ mộng của sông Hương khi ở thượng nguồn.
Cách 3:
Yếu tố tự sự: Khi giáp mặt với thành Huế liền uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến, đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu;
Yếu tố trữ tình: Tặng cho Huế điệu chảy lặng lờ, điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế; dòng chảy ngập ngừng như muốn đi muốn ở…vấn vương của một nỗi lòng; Khi ra khỏi kinh thành còn quyến luyến quay trở lại gặp thành phố một lần nữa ở thị trấn Bao Vinh.
→ Tác dụng của việc kết hợp hai biện pháp đó: Góp phần khắc họa vẻ đẹp của sông Hương một cách chân thực, sinh động nhất. Cách miêu tả sông Hương khi vào đến thành phố Huế cho thấy sự gắn bó, am hiểu và tình yêu mãnh liệt, bền chặt mà tác giả dành cho Huế, cho dòng sông.
Trong đoạn 1:
- Yếu tố tự sự: Sông Hương vùng thượng lưu được đặt trong mối quan hệ mật thiết với dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở đây, sông Hương có một thủy trình gian truân nhưng từ đó nó bộc lộ vẻ đẹp phóng khoáng, man dại, tràn đầy sức sống: "là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”
Yếu tố trữ tình: "như một cô gái Di gan phóng khoáng và man dại”, "bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”