Câu 6 (trang 64, SGK Ngữ văn 11, tập hai):
Đọc lại bài thơ Độc “Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du) mà bạn đã học trong Bài 7. Những điều trông thấy. Nêu ít nhất một điểm tương đồng và một điểm khác biệt trong cảm nhận về thời gian của hai tác giả Nguyễn Du và Văn Cao.
Dựa vào nội dung phân tích chi tiết của hai bài thơ Độc “Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du) và Thời gian (Văn Cao) để tìm và chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trong cảm nhận về thời gian của hai tác giả.
Cách 1
- Điểm tương đồng trong cảm nhận về thời gian của hai tác giả Nguyễn Du và Văn Cao trong hai bài thơ Độc “Tiểu Thanh kí” và Thời gian: cả hai tác phẩm đều tạo nên một tâm trạng u uất, những suy tư về sự trôi qua của thời gian và đánh giá giá trị cuộc sống.
- Điểm khác biệt trong cảm nhận về thời gian của hai tác giả Nguyễn Du và Văn Cao trong hai bài thơ Độc “Tiểu Thanh kí” và Thời gian:
+Trong Độc “Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du, tác giả tập trung khai thác thời gian thông qua nội tâm nhân vật chính, miêu tả sự chán nản, u sầu và những trăn trở trong tâm hồn của một người trẻ tuổi.
Advertisements (Quảng cáo)
+ Trong khi đó, trong bài thơ Thời gian của Văn Cao, lại mang màu sắc, tính chất trữ tình, tác giả dùng các hình ảnh của thiên nhiên để tả sự thay đổi của cuộc đời như một cách để khuyên người đọc giữ gìn những giá trị vĩnh cửu của cuộc sống. Đồng thời, khi nhìn nhận sự thay đổi của thời gian, tác giả không chìm đắm trong sự bi quan, tiếc nuối mà biết đứng lên, mang tâm trạng hào hứng, tươi mới, bắt đầu sống trân trọng thời gian và sống đẹp, sống vui, sống có ý nghĩa hơn.
Cách 2:
- Cả hai tác phẩm đều tạo nên một tâm trạng u uất, những suy tư về sự trôi qua của thời gian và đánh giá giá trị cuộc sống.
- Điểm khác biệt trong cảm nhận về thời gian của hai tác giả Nguyễn Du và Văn Cao trong hai bài thơ Độc “Tiểu Thanh kí” và Thời gian:
+Trong Độc “Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du, tác giả tập trung khai thác thời gian thông qua nội tâm nhân vật chính, miêu tả sự chán nản, u sầu và những trăn trở trong tâm hồn của một người trẻ tuổi.
+ Trong khi đó, trong bài thơ Thời gian của Văn Cao, lại mang màu sắc, tính chất trữ tình, tác giả dùng các hình ảnh của thiên nhiên để tả sự thay đổi của cuộc đời như một cách để khuyên người đọc giữ gìn những giá trị vĩnh cửu của cuộc sống.
Cách 3:
– Điểm tương đồng: cảm nhận về sự nghiệt ngã của thời gian: Thời gian qua kẽ tay làm khô những chiếc lá (Thời gian); vườn hoa thành bãi hoang, văn chương bị đốt đỏ... (Độc “Tiểu Thanh kim),
- Điểm khác biệt: Nguyễn Du dự cảm xót xa về sự lãng quên của người đời đối với những giá trị của nghệ thuật và số phận người nghệ sĩ (Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa; Người đời ai khóc Tố Như chăng?), Văn Cao thể hiện niềm tin về sự trường tồn của những giá trị của nghệ thuật và tình yêu (Riêng những cầu thời còn xanh Riêng những bài hát/ còn xanh/ Và đôi mắt em như hai giếng nước).