Câu 5 (trang 62, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết văn bản Lời tiễn dặn thuộc thể loại truyện thơ?
Bằng vốn hiểu biết và các tài liệu tham khảo về khái niệm thể loại truyện thơ, đối chiếu trong văn bản và chỉ ra những dấu hiệu nhận biết văn bản Lời tiễn dặn thuộc thể loại truyện thơ.
Cách 1
Truyện thơ là các tác phẩm mang yếu tố dân gian được khắc họa bằng phương thức tự sự nhưng được thể hiện dưới hình thức bài thơ. Truyện thơ mang nét trữ tình của thơ ca nên dễ dàng bộc lộ được rõ nét tâm trạng và suy nghĩ của nhân vật hơn thể loại truyện thông thương.
Trong văn bản Lời tiễn dặn, dấu hiệu giúp độc giả nhận biết nó thuộc thể loại truyện thơ là:
Advertisements (Quảng cáo)
- Thông qua các câu thơ “Người đẹp anh yêu cất bước theo chồng”, “Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ,”, “Anh tới nơi, em bẻ lá xanh em ngồi”..... đóng vai trò diễn tả, kể cho người đọc thấy được hoàn cảnh ngăn cách của đôi nam nữ hay diễn tả các hành động của nhân vật.
- Đồng thời qua chi tiết “lòng ta thương nhau trăm lớp nghìn trùng”, “yêu nhau…”,..... yếu tố trữ tình được bộc lộ rõ nét. Đó là những khung bậc cảm xúc của “Anh” dành cho chị, vừa thương xót, vừa lưu luyến không muốn rời.
→ Như vậy, có thể thấy văn bản “Lời tiễn dặn” thuộc thể loại truyện thơ bởi văn bản bao chứa nhiều chi tiết tự sự diễn đạt bằng thơ và những yếu tố trữ tình của thơ ca.
Cách 2:
Dấu hiệu giúp em nhận biết văn bản Lời tiễn dặn thuộc thể loại truyện thơ là:
- Được sáng tác dưới hình thức văn vần, xoay quanh đề tài tình yêu và hôn nhân.
- Có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình.
- Cốt truyện xoay quanh số phận của 2 nhân vật chính với số phận ngang trái, bất hạnh.
Cách 3:
Truyện thơ là những tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ, giàu chất trữ tình, diễn tả tâm trạng và suy nghĩ của con người khi hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội bị tước đoạt. Mà Lời tiễn dặn là đoạn trích miêu tả rất rõ tâm trạng của Anh trên đường tiễn Chị về nhà chồng và phải chứng kiến cảnh khi ở nhà chồng, Chị bị chính người chồng đánh đập. Qua các câu thơ và việc sử dụng các biện pháp tu từ tác giả dân gian muốn nhấn mạnh sự thuỷ chung son sắt trong tình yêu của đôi bạn trẻ. Nó cũng đồng thời khẳng định cái ý chí và ước mơ đoàn tụ không gì lay chuyển nổi của Anh và Chị.