Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Chân trời sáng tạo - chi tiết Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều được thể hiện...

Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn trích (chú ý lời người kể chuyện và các đoạn độc thoại nội tâm của Thúy...

Thông qua nội dung đoạn trích, chú ý vào những chi tiết nổi bật, lời người kể chuyện và các đoạn độc thoại nội tâm của Thúy Kiều để phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều. Soạn văn Câu 2 trang 50 SGK Ngữ Văn 11 tập hai, Câu 2 - Đọc mở rộng theo thể loại Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư - Thúc Sinh, Bài 7: Những điều trông thấy Soạn văn 11 - Chân trời sáng tạo - chi tiết.

Câu 2 (trang 50, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn trích (chú ý lời người kể chuyện và các đoạn độc thoại nội tâm của Thúy Kiều)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Thông qua nội dung đoạn trích, chú ý vào những chi tiết nổi bật, lời người kể chuyện và các đoạn độc thoại nội tâm của Thúy Kiều để phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

Diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều khi hầu rượu Thúc Sinh và Hoạn Thư là một loạt những cảm xúc, tâm trạng phức tạp và đa chiều, đầy những cảm xúc khó tả.

- Khi vừa bước ra, cảm xúc của Thúy Kiều hết sức bất ngờ, ngạc nhiên tiếp theo sau là sự vỡ lẽ của nhiều điều, Kiều chỉ biết thốt lên “Thôi thôi đã mắc vào vành chẳng sai”.

- Khi đã vỡ lẽ ra những hành động của Hoạn Thư, Thúy Kiều cảm thấy chán ghét, căm hận với những gì Hoạn Thư thể hiện bên ngoài và bên trong “Bề ngoài thơn thớt nói cười, Mà trong nham hiểm giết người không dao”

- Tâm trạng Kiều rối như tơ vò, muốn chống lại cũng chẳng thể phản kháng vì sợ Hoạn Thư sẽ làm hại mình “Ruột tằm đòi đoạn như tơ rối bời/ Sợ uy dám chẳng vâng lời”

- Kiều của bây giờ như đã chết trong lòng, tan nát, ngây dại, làm việc chỉ trong vô thức, “tán hoán tê mê”, bản đàn Kiều gảy lên cũng “tan nát lòng”, giờ đây khung cảnh tưởng chừng rất bình thường nhưng lại có những mâu thuẫn sâu sắc “người ngoài cười nụ người trong khóc thầm”.

- Tâm trạng Kiều theo thời gian càng trở nên nặng nề, đau đớn, càng nghĩ càng cay đắng, Kiều đã khóc, khóc than cho phận mình đầy oan trái, nghiệt ngã.

Cách 2:

- Khi vừa bước ra, cảm xúc của Thúy Kiều hết sức bất ngờ, ngạc nhiên tiếp theo sau là sự vỡ lẽ của nhiều điều.

Advertisements (Quảng cáo)

- Khi đã vỡ lẽ ra những hành động của Hoạn Thư, Thúy Kiều cảm thấy chán ghét, căm hận với những gì Hoạn Thư thể hiện bên ngoài và bên trong

- Tâm trạng Kiều rối như tơ vò, muốn chống lại cũng chẳng thể phản kháng vì sợ Hoạn Thư sẽ làm hại mình

- Kiều của bây giờ như đã chết trong lòng, tan nát, ngây dại, làm việc chỉ trong vô thức

- Tâm trạng Kiều theo thời gian càng trở nên nặng nề, đau đớn, càng nghĩ càng cay đắng, Kiều đã khóc, khóc than cho phận mình đầy oan trái, nghiệt ngã.

Cách 3:

- Độc thoại nội tâm: Thể hiện sự bất ngờ, choáng váng, thậm chí hoang mang khi nhận ra mưu kế đánh ghen lạ đời, cao tay, nham hiểm của Hoạn Thư và tình cảnh oái oăm, ngang trái của mình: “Thôi thôi đã mắc vào vành chẳng sai”, “Thôi thôi đã mắc vào tay ai rồi”; nghệ thuật độc thoại nội tâm (12 dòng, vừa tự vấn, vừa tự khẳng định; bộc lộ niềm hoang mang, không phải lời nửa trực tiếp.

- Lời miêu tả của người kể chuyện: Thể hiện ở việc miêu tả tâm lí Thuý Kiểu của người kể chuyện, chẳng hạn ở các dòng: Bước ra một bước một dừng,/ Trông xa nàng đã tỏ chừng nẻo xa./ Càng trông mặt, càng ngẩn ngơ/ Ruột tầm đòi đoạn như tơ rối bời./ Sợ uy dám chẳng vâng lời,/ Cúi đầu nép xuống sân mai một chiều.

Gián tiếp miêu tả Thuý Kiều qua sự tương phản giữa hành động bên ngoài và bên trong của vợ chồng Hoạn Thư – Thúc Sinh: Thuý Kiều lâm vào tình trạng mắc kẹt, tột cùng sợ hãi, choáng váng, đau đớn, nhục nhã.

Hầu đàn:

– Người kể chuyện tả tâm trạng: Nàng đà tán hoán tề mê,/ Vàng lời ra trước bình the vặn đàn.

- Người kể chuyện tả tiếng đàn và tác động não nùng của tiếng đàn: Bốn dây như khóc như than,/ Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng./ Cùng trong một tiếng tơ đồng/ Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm.

Sau cuộc hầu rượu, hầu đàn: Sự song song tương phản “tay ba”:

– Hoạn Thư: Tiểu thư trông mặt đường đà cam tâm/ Lòng riêng khấp khởi mừng thầm (2 dòng), độc thoại nội tâm: Vui này đã bỏ đau ngầm xưa nay.

- ‘Thúc Sinh: Sinh thì gan héo ruột đầy,/ Nỗi lòng càng nghĩ càng cay đắng lòng (2 dòng).

– Thuý Kiều: Sau lời dẫn là độc thoại nội tâm: "Bây giờ mới rõ tăm hơi ... Bể sâu sóng cả có tuyển được vayệ” (10 dòng) và cuối cuộc hầu rượu, hầu đàn: Một mình âm ỉ đêm cháy,/ Đĩa đầu vơi, nước mắt đầy năm canh (2 dòng).