Câu 2 (trang 22, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Phân tích một số hình ảnh, từ ngữ có tác dụng thể hiện vẻ đẹp riêng của phong cảnh thiên nhiên và tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trước phong cảnh ấy.
Dựa vào nội dung phần Phiên âm, Dịch nghĩa và Dịch thơ, tìm và phân tích một số hình ảnh, từ ngữ nổi bật thể hiện vẻ đẹp riêng của phong cảnh thiên nhiên và tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trước phong cảnh ấy.
Cách 1
Một số hình ảnh, từ ngữ có tác dụng thể hiện vẻ đẹp riêng của phong cảnh thiên nhiên và tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trước phong cảnh ấy.
Advertisements (Quảng cáo)
- “Bạch Đế xuôi thuyền mây chói chang” → Dù diễn tả khung cảnh chia ly từ biệt những khung cảnh mở ra lại không hề buồn thương mà lại rực rỡ của sắc mây.
- “Vượn kêu không dứt”, “Rừng núi muôn trùng → Khung cảnh lại sinh động hơn khi có sự xuất hiện của thiên nhiên con vật. Lý Bạch đi trên con thuyền lướt băng băng trên mặt nước, nó rẽ nước, vượt qua núi non hùng vĩ để về với Giang Lăng. Con thuyền nhẹ nhàng đi trên mặt nước như không có bất kì cái gì cản trở và vướng bận được nó. Đó cũng là nét đặc trưng trong miêu tả thiên nhiên, non nước hữu tình của Lý Bạch. Thiên nhiên khoáng đạt trùng điệp, cảnh vật và con người thì tự tại như chính con người của ông.
Cách 2:
- “Bạch Đế xuôi thuyền mây chói chang” → Dù diễn tả khung cảnh chia ly từ biệt những khung cảnh mở ra lại không hề buồn thương mà lại rực rỡ của sắc mây.
- “Vượn kêu không dứt”, “Rừng núi muôn trùng → Khung cảnh lại sinh động hơn khi có sự xuất hiện của thiên nhiên con vật. Thiên nhiên khoáng đạt trùng điệp, cảnh vật và con người thì tự tại như chính con người của ông.
Cách 3:
Hình ảnh “vạn trùng san” (núi non muôn trùng), là hình ảnh cho thấy vẻ đẹp của núi sông hùng vĩ của phía nam Trung Quốc từ Bạch Đế. Nơi đây núi tiếp núi, vách đá che khuất cả bầu trời, vượn kêu thê thảm, hang trống truyền âm thanh bi ai không dứt (tiếng vượn đôi bờ kêu không dứt). Tuy nhiên, tâm trạng của chủ thể trữ tình lại rất hào hứng, vui tươi, hoà nhập vào cảnh tượng hùng vĩ đó qua câu cuối có từ “khinh chu” (con thuyền nhẹ) vượt qua núi non muôn dặm. Có thể thấy đó là sự hoà hợp thiên – nhân (thiên nhiên – con người).