Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Chân trời sáng tạo - chi tiết Theo bạn, cách quan sát và thể hiện mối quan hệ giữa...

Theo bạn, cách quan sát và thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong hai truyện ngắn Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp, 1986)...

Dựa vào nội dung, chi tiết và câu văn nổi bật, chỉ ra sự tương đồng và khác biệt trong cách quan sát và thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong hai truyện ngắn Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp, 1986), Chiều sương (Bùi Hiển, 1941). Từ đó lý giải sự tương đồng và khác biệt. Soạn văn Câu 6 trang 21 SGK Ngữ Văn 11 tập hai, Sau khi đọc 6 - Muối của rừng, Bài 6: Sống với biển rừng bao la Soạn văn 11 - Chân trời sáng tạo - chi tiết.

Câu 6 (trang 21, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Theo bạn, cách quan sát và thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong hai truyện ngắn Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp, 1986), Chiều sương (Bùi Hiển, 1941) có những điểm tương đồng, khác biệt nào? Từ thời điểm sáng tác, bối cảnh văn hóa - xã hội của mỗi truyện, hãy lí giải sự tương đồng và khác biệt ấy?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào nội dung, chi tiết và câu văn nổi bật, chỉ ra sự tương đồng và khác biệt trong cách quan sát và thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong hai truyện ngắn Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp, 1986), Chiều sương (Bùi Hiển, 1941). Từ đó lý giải sự tương đồng và khác biệt

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

- Điểm tương đồng: Cả hai tác giả đều khéo léo xây dựng tình huống, đưa con người vào thiên nhiên, từ những cuộc chiến, va chạm, tiếp xúc mà con người rút ra được những suy tưởng cho chính mình và cho cả độc giả. Đồng thời, tác giả không tập trung miêu tả thiên nhiên hay con người mà hai hình ảnh thiên nhiên và con người luôn được diễn tả song hành.

- Điểm khác biệt :

+ Trong truyện ngắn Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp, 1986), tác giả xây dựng tình huống để con người đàn áp thiên nhiên, ông Diểu có thể tự tin cầm súng vào rừng bắn khỉ thể hiện tâm thế đối đầu trực diện với thiên nhiên nhưng tới cuối cuộc săn, chứng kiến tình cảm của gia đình khỉ, ông Diểu nhận ra sự tương đồng giữa người và thú, liên kết giữa tự nhiên và văn hóa, và sự nhận thức về gánh nặng và trách nhiệm chung của muôn loài khi cùng chung sống trong một ngôi nhà sinh thái. Từ nhận thức ấy, ông Diểu quay về bản dạng nguyên thủy và tìm về với thiên nhiên trong đoạn kết truyện. Từ hình ảnh ông Diểu trần truồng, lặng lẽ rời đi, tác giả muốn gửi gắm bức thông điệp về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên: từ bỏ vị thế bá quyền là cách duy nhất để hòa hợp với tự nhiên.

+Còn trong truyện ngắn Chiều sương (Bùi Hiển, 1941), tác giả lại xây dựng tình huống thiên nhiên dữ dội, mạnh mẽ quật ngã con người. Những người dân chài gắn bó, sống đời đời kiếp kiếp với biển khơi, dù biển khơi có đôi khi giận giữ, làm cho sóng to biển lớn, tạo ra thử thách cho con người nhưng biển khơi và con người, đặc biệt là những người dân lao động vùng biển, không thể tách rời, gắn bó sâu sắc. Từ đó mà mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên là mối quan hệ thắm thiết, nuôi sống, bảo vệ và đùm bọc lẫn nhau.

Cách 2:

Chiều sương

Muối của rừng

Tương đồng

Đều nói về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, thái độ của con người đối với tự nhiên.

Khác nhau

Đối tượng

tự nhiên

Biển cả

Rừng núi

Tác động với

tự nhiên

Thụ động (thiên nhiên tấn công con người).

Chủ động (con người tấn công thiên nhiên).

Thái độ của

con người

- Xem tự nhiên là nguồn sống.

- Từ sợ sệt đến chai lì, quen thuộc trước những bất trắc của tự nhiên.

- Xem tự nhiên là thú vui.

- Ban đầu áp đặt những suy nghĩ của mình lên tự nhiên, về sau được cảm hóa và trở về với bản chất thiện lượng, hòa hợp và yêu mến tự nhiên.

Lí giải

Chiều sương được viết dưới một cái nhìn nhân văn về biển cả – quê hương Bùi Hiển, chan chứa yêu thương về con người, không nhằm mục đích phân tích, lí giải, đi sâu vào mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Việc miêu tả sự bất trắc của tự nhiên chỉ là cái cớ để nói lên lòng thông cảm sâu sắc với những con người bình thường, có số phận không may mắn (có thể đọc thêm bút ký Bám biển cùng của nhà văn).

- Muối của rừng có thể được xem là một trong những tác phẩm đầu tiên của văn học đương đại Việt Nam viết về sinh thái. Tác giả chú tâm miêu tả quá trình tương tác giữa con người và tự nhiên và được thiên nhiên chữa lành những thành kiến, suy nghĩ tiêu cực của con người. Vì lẽ đó mà Muối của rừng được phân tích và lí giải kỹ hơn mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.

– Giai đoạn Nguyễn Huy Thiệp sáng tác là thời kỳ những vấn đề sinh thái đang được đặt ra nghiêm trọng nên tác giả xoáy sâu vào đề tài này.