Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Chân trời sáng tạo - chi tiết Thể loại bi kịch thường kết thúc với cái chết hoặc sự...

Thể loại bi kịch thường kết thúc với cái chết hoặc sự mất mát khủng khiếp của nhân vật. Từ đoạn kết của bi kịch Vũ Như Tô...

Từ đoạn kết của bi kịch Vũ Như Tô, chỉ ra những mất mát của nhân vật chính thể loại bi kịch phải gánh chịu. Soạn văn Câu 6 trang 119 SGK Ngữ Văn 11 tập một, Sau khi đọc 6 - Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, Bài 5: Băn khoăn tìm lẽ sống Soạn văn 11 - Chân trời sáng tạo - chi tiết.

Câu 6 (trang 119, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Thể loại bi kịch thường kết thúc với cái chết hoặc sự mất mát khủng khiếp của nhân vật. Từ đoạn kết của bi kịch Vũ Như Tô, hãy chỉ ra những mất mát mà nhân vật chính phải gánh chịu.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Từ đoạn kết của bi kịch Vũ Như Tô, chỉ ra những mất mát của nhân vật chính thể loại bi kịch phải gánh chịu.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

Thể loại bi kịch thường kết thúc với cái chết hoặc sự mất mát khủng khiếp của nhân vật. Từ đoạn kết của bi kịch Vũ Như Tô, nhân vật đã phải gánh chịu nhiều mất mát. Kết thúc hồi, mâu thuẫn giữa nghệ thuật cao siêu, vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh vẫn chưa được giải quyết triệt để. Vũ Như Tô tới tận lúc chết vẫn không nhận ra bi kịch, mâu thuẫn mà mình đã mắc phải, vẫn khẳng định mình vô tội.

Cách 2:

Từ đoạn kết chúng ta thấy những mất mát mà nhân vật chính phải gánh chịu là:

- Kiệt tác, niềm khao khát và sự tự hào của Vũ Như Tô khi xây dựng Cửu Trùng Đài bị phá vỡ.

- Người bạn luôn ủng hộ, nhận định về tài năng, hiểu được về cái đẹp là Đan Thiềm cũng bị giết.

- Đau thương hơn cả là tính mạng của chính bản thân Vũ Như Tô cũng không giữ nổi.

- …

Cách 3:

Ở hồi cuối, mâu thuẫn giữa nghệ thuật cao siêu, vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh vẫn chưa được giải quyết dứt khoát. Vũ Như Tô đến tận lúc chết vẫn không nhận ra được bi kịch, mâu thuẫn mà mình mắc phải, vẫn đinh ninh mình vô tội, thà chết chứ không nhận sai.