Câu 4 (trang 74, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Văn bản trên đã thể hiện những đặc điểm nào của ngôn ngữ văn học, đặc biệt là ngôn ngữ của truyện thơ Nôm? Hãy phân tích để chứng minh điều đó.
Từ nội dung của đoạn trích, xác định những đặc điểm của ngôn ngữ văn học có trong văn bản, đặc biệt là ngôn ngữ của truyện thơ Nôm. Sau đó chứng minh.
Cách 1
Văn bản trên đã thể hiện một số đặc điểm của ngôn ngữ văn học, đặc biệt là ngôn ngữ của truyện thơ Nôm. Cụ thể:
- Ngôn ngữ gần gũi, là lời ăn tiếng nói hàng ngày “thầy - con”
- Ngôn ngữ giàu chất trữ tình, mang âm hưởng của các làn điệu dân ca Việt Nam “Khi trống tàn, lúc chuông dồn/ Tiếng chuông lẫn tiếng ru con tối ngày”.....
Cách 2:
- Những đặc điểm nào của ngôn ngữ văn học, đặc biệt là ngôn ngữ của truyện thơ Nôm
+ Có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình.
Advertisements (Quảng cáo)
+ Ngôn ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày.
- Phân tích chứng minh:
[…]
“Rõ là nước lã mà nhầm,
Cũng đem giọt máu tình thâm hòa vào
Mẹ vò thì sữa khát khao
Lo nuôi con nhện làm sao cho tuyền.
Nâng niu xiết nỗi truân chuyên,
Nhai cơm mớm sữa để nên con người.”
[…]
Tác giả kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình, vừa kể chuyện vừa vận dụng những yếu tố trữ tình giúp câu chuyện dễ nghe, dễ đọc, đưa vào lòng người đọc một cách dễ dàng, thuyết phục.
Cách 3:
- Ngôn ngữ gần với lời ăn, tiếng nói hàng ngày, là ngôn ngữ truyền khẩu, giàu chất trữ tình và mang âm hưởng của các làn điệu dân ca Việt Nam.
Ví dụ như: - Tiếng gọi “thầy tiểu ơi!” lặp lại nhiều lần tạo cảm giác đây như tiếng gọi của sự yêu thương, cảm mến sâu sắc của Thị Mầu dành cho Tiểu Kính. - Em ấn tượng với lời tỏ tình “Một cành tre, năm cành tre/ Phải duyên thời lấy, chớ nghe họ hàng”. Đó là một lời tỏ tình đầy táo bạo, thể hiện sự nhất quyết vượt qua lễ nghi phong kiến thông thường. Bởi thường thì gái lớn gả chồng là phải có sự đồng ý của cha mẹ và lời của bà mai mối. Nhưng ở đây, Thị Mầu nói “chớ nghe họ hàng” thể hiện một sự dứt khoát muốn vượt qua lễ nghi này, tự quyết định tương lai của chính mình.