Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Chân trời sáng tạo - chi tiết Xác định số dòng thơ biểu đạt lời của mỗi nhân vật

Xác định số dòng thơ biểu đạt lời của mỗi nhân vật...

Dựa vào nội dung của văn bản, xác định số dòng thơ biểu đạt lời của Thúy Kiều - Thúy Vân và nhận xét, đưa ra sự khác biệt. Soạn văn Câu 2 trang 41 SGK Ngữ Văn 11 tập hai, Sau khi đọc 2 - Trao duyên, Bài 7: Những điều trông thấy Soạn văn 11 - Chân trời sáng tạo - chi tiết.

Câu 2 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Xác định số dòng thơ biểu đạt lời của mỗi nhân vật. Chỉ ra sự khác biệt về độ dài (tính bằng số dòng thơ) giữa lời thoại của hai nhân vật và giải thích sự khác biệt ấy.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào nội dung của văn bản, xác định số dòng thơ biểu đạt lời của Thúy Kiều - Thúy Vân và nhận xét, đưa ra sự khác biệt.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

- Số dòng thơ biểu đạt lời của nhân vật Thúy Kiều: 38 câu (719 - 756)

- Số dòng thơ biểu đạt lời của nhân vật Thúy Vân: 4 câu (715 - 718)

- Độ dài (tính bằng số dòng thơ) của những dòng thơ biểu đạt lời của Thúy Kiều nhiều hơn Thúy Vân.

- Có sự khác biệt giữa lời thoại của hai nhân vật ấy bởi:

+ Thúy Kiều là nhân vật chính, là nhân vật trung tâm thể hiện tư tưởng, suy nghĩ, nội dung của tác giả trong tác phẩm.

+ Hơn nữa, tác giả muốn để Thúy Kiều diễn tả tình cảnh, lí do, tâm trạng nội tâm của mình để người đọc nắm rõ → từ đó người đọc có cái nhìn cụ thể, chi tiết về suy nghĩ, tư tưởng, nội tâm nhân vật.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Đồng thời, nội dung chủ đạo của văn bản là khung cảnh “trao duyên” của Thúy Kiều cho Thúy Vân cho nên Kiều là phía chủ động, có nhiều lời dặn dò, nhờ cậy. Ngược lại Thúy Vân, là người bị bất ngờ, bị động nên còn bất ngờ không kịp nói hay hành động gì.

Cách 2:

Nhân vật

Thúy Vân

Thúy Kiều

Số dòng thơ biểu đạt

lời thoại.

4 dòng (thơ lục bát)

38 dòng (thơ lục bát)

Tỉ lệ trên toàn văn bản.

4/48

38/48

Có sự khác biệt rất lớn về độ dài giữa lời thoại của Thúy Kiều so với lời thoại của Thúy Vân, vì: Thúy Kiều là người kể, người nói chính, nhờ cậy, gửi gắm, do vậy cần một câu chuyện có đầu có đuôi, đầy tâm trạng và nỗi niềm. Lời của Kiều nhằm thực hiện mục đích thuyết phục một vấn đề hết sức tế nhị, khó khăn. Trong khi đó, Thúy Vân là người nghe, chia sẻ; chỉ cần “hỏi han” gợi chuyện cho Kiều bày tỏ.