Trang chủ Lớp 12 Chuyên đề học tập Hóa 12 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi trang 47 Bài tập 2 Chuyên đề học tập Hóa...

Câu hỏi trang 47 Bài tập 2 Chuyên đề học tập Hóa 12 - Chân trời sáng tạo: Phức chất bát diện [Ru(bipy)3]Cl2. 6H2O là một trong những phức chất phổ biến được sử dụng trong...

Số liên kết σ giữa nguyên tử trung tâm với các phối tử gọi là số phối trí. Giải và trình bày phương pháp giải Câu hỏi trang 47 Bài tập 2 - Bài 8. Vai trò và ứng dụng của phức chất - Chuyên đề học tập Hóa 12 Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi/bài tập:

Phức chất bát diện [Ru(bipy)3]Cl2.6H2O là một trong những phức chất phổ biến được sử dụng trong phân tích quang phổ, đặc biệt là trong phổ huỳnh quang.

Trong đó bipy là viết tắt của bipyridine, có cấu tạo:

a) Xác định dung lượng phối trí của phối tử bipy. Giải thích.

b) Xác định số phối trí của nguyên tử trung tâm.

Advertisements (Quảng cáo)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Số liên kết σ giữa nguyên tử trung tâm với các phối tử gọi là số phối trí.

- Dung lượng phối trí của một phối tử bằng số liên kết ở giữa phối tử đó với nguyên tử trung tâm khi hình thành phức chất.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Phối tử bipy có hai cặp electron chưa liên kết trên hai nguyên tử N có thể cho nguyên tử trung tâm để hình thành liên kết σ, nên phối tử này có dung lượng phối trí là 2.

b) Trong phức chất [Ru(bipy)3]Cl2.6H2O có 3 phối tử bipy (bipyridine), mỗi phối tử tạo hai liên kết σ với nên số phối trí của nguyên tử trung tâm trong phức chất này là 6.