Trang chủ Lớp 12 Chuyên đề học tập Hóa 12 - Kết nối tri thức Câu hỏi trang 31 TN Chuyên đề học tập Hóa 12 –...

Câu hỏi trang 31 TN Chuyên đề học tập Hóa 12 - Kết nối tri thức: Làm giảm độ đục của mẫu nước sinh hoạt Chuẩn bị: Hoá chất: phèn chua (hoặc phèn nhôm), nước đục (nước ...

Dựa vào các hóa chất keo tụ thông dụng. Hướng dẫn trả lời Câu hỏi trang 31 TN - Bài 6. Xử lí nước sinh hoạt - Chuyên đề học tập Hóa 12 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/bài tập:

Làm giảm độ đục của mẫu nước sinh hoạt

Chuẩn bị:

Hoá chất: phèn chua (hoặc phèn nhôm), nước đục (nước sông, hồ, ao,...).

Dụng cụ: cốc thuỷ tinh loại 250 mL, cốc thuỷ tinh loại 100 mL, ống đong loại 10 mL, đũa thuỷ tinh, thìa thuỷ tinh.

Tiến hành:

- Cho vào 2 cốc thuỷ tinh loại 250 mL, mỗi cốc khoảng 200 mL nước đục.

- Cho 1 thìa thuỷ tinh phèn chua (khoảng 0,05 g) vào 1 cốc loại 100 mL, thêm khoảng 5 mL nước sạch, khuấy đều cho tan hết.

Advertisements (Quảng cáo)

- Cho toàn bộ dung dịch phèn chua vào một trong hai cốc nước đục, khuấy nhanh khoảng 1 phút rồi để yên khoảng 30 phút.

Quan sát hiện tượng và thực hiện yêu cầu sau:

So sánh độ đục của nước trong hai cốc và rút ra nhận xét về khả năng làm trong nước của phèn chua.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào các hóa chất keo tụ thông dụng.

Answer - Lời giải/Đáp án

Ở cốc cho phèn chua, ta quan sát thấy nước trong hơn rất nhiều và dưới đáy cốc lắng đọng chất rắn không tan.

⇒ Phèn chua dễ tan trong nước, có khả năng keo tụ tốt làm trong nước rất tốt.